ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA NGƯỜI BỆNH DƯỚI 18 TUỔI MẮC DỊ DẠNG MẠCH MÁU NGOẠI BIÊN

Lâm Thảo Cường1,2, Hồ Tất Bằng1,2, Trần Thanh Vỹ1,2,
1 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh dưới 18 tuổi mắc dị dạng mạch máu ngoại biên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca, thực hiện từ 31/07/2020 – 30/06/2021 tại khoa Lồng ngực – Mạch máu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Tất cả người bệnh được chẩn đoán và điều trị dị dạng mạch máu ngoại biên đơn thuần thỏa điều kiện chọn mẫu. Kết quả: Có 62 người bệnh thảo điều kiện nghiên cứu, trong đó 46,8% là nam và 53,2% là nữ, tuổi trung bình là 11,0 ± 4,5 năm, nhỏ nhất là 3 tuổi và lớn nhất là 17 tuổi. Triệu chứng lâm sàng: 100% đau, 98,4% ảnh hưởng tâm lý, 95,2% sưng tăng kích thước, 80,6% thay đổi màu sắc. Triệu chứng thực thể: 6,5% rung miu và chảy máu, 4,8% loét mô và thiếu máu chi, 3,2% âm thổi. Vị trí thương tổn vùng đầu mặt cổ chiếm 45,2%, vùng chi dưới chiếm 35,5%. Nhiệt độ về mặt da cùng thương tổn bình thường chiếm 83,9%. Trên Siêu âm ghi nhận 90,3% dị dạng tĩnh mạch và 9,7% dị dạng động – tĩnh mạch. Trên MRI ghi nhận đường kính trung bình vùng tổn thương là 7,6 ± 9,5 cm, thể tích trung bình thương tổn là 58,9 ± 133,5 ml, có bờ thương tổn rõ chiếm 72,6%, liên quan da và mô dưới da chiếm 98,4%, liên quan đến cơ chiếm 74,2%. Phân loại dị dạng tĩnh mạch theo Puig: loại II chiếm đa số với 66,1%. Phân loại dị dạng động-tĩnh mạch thep Yakes: loại IIIa chiếm đa số với 66,7%. Kết luận: Triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau vùng thương tổn, ảnh hưởng tâm lý; đối với triệu chứng thực thể là rung miu, chảy máu vùng thương tổn. Vị trí thương tổn thường gặp là vùng đầu mặt cổ. Nhiệt độ bề mặt da vùng thương tổn đa số bình thường và chủ yếu kích thước thương tổn dưới 5 cm. Trên MRI thương tổn có bờ rõ, đa số liên quan với da, mô dưới da và cơ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Lee Byung-Boong: Advanced management of congenital vascular malformations (CVM). Int Angiol. 2002, 21:209-213.
2. Penington Anthony, Phillips Roderic J., Sleebs Nerida, Halliday Jane: Estimate of the Prevalence of Vascular Malformations. Journal of Vascular Anomalies. 2023, 4. 10.1097/jova. 0000000000000068
3. Lee Byung-Boong, Bergan John J.: Advanced Management of Congenital Vascular Malformations: A Multidisciplinary Approach. Cardiovascular Surgery. 2002, 10:523-533. 10. 1177/096721090201000601
4. Yun W. S., Kim Y. W., Lee K. B., et al.: Predictors of response to percutaneous ethanol sclerotherapy (PES) in patients with venous malformations: analysis of patient self-assessment and imaging. J Vasc Surg. 2009, 50:581-589, 589 e581. 10.1016/j.jvs.2009.03.058
5. Nguyễn Công Minh: Đánh giá điều trị dị dạng mạch máu bẩm sinh ở người lớn trong 6 năm (2005‐2010). Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2013, 17:53-60.
6. Enjolras O., Ciabrini D., Mazoyer E., Laurian C., Herbreteau D.: Extensive pure venous malformations in the upper or lower limb: a review of 27 cases. J Am Acad Dermatol. 1997, 36:219-225. 10.1016/s0190-9622(97)70284-6
7. Li H. B., Zhang J., Li X. M., et al.: Clinical efficacy of absolute ethanol combined with n-butyl cyanoacrylate sclerotherapy in the treatment of Puig's classified advanced venous malformation in children. Exp Ther Med. 2019, 17:1276-1281. 10.3892/etm.2018.7051
8. Soulez G., Gilbert Md Frcpc P., Giroux Md Frcpc M. F., Racicot Md Frcpc J. N., Dubois J.: Interventional Management of Arteriovenous Malformations. Tech Vasc Interv Radiol. 2019, 22:100633. 10.1016/j.tvir.2019.100633