ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ÁP LẠNH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN CẦN THƠ NĂM 2023-2024

Bành Dương Yến Nhi1, Trần Thị Sơn Trà2, Hoàng Thị Tuyết Nhung3, Chung Cẩm Ngọc1, Nguyễn Hửu Phước1, Đặng Thị Mai Anh4, Đoàn Dũng Tiến4, Hoàng Minh Tú4,
1 Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ
2 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới
3 Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ
4 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm lộ tuyến cổ tử cung (CTC)  là một tình trạng lâm sàng phổ biến. Bệnh có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm nhiễm tái phát, vô sinh hoặc ung thư cổ tử cung. Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm lộ tuyến CTC bằng phương pháp áp lạnh tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ (PSTPCT). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu trên 116 trường hợp bệnh nhân viêm lộ tuyến CTC có chỉ định điều trị bằng phương pháp áp lạnh tại Bệnh viện PSTPCT từ tháng 1/2023 đến 10/2024. Kết quả: tuổi trung bình 33,8 ± 7,6 tuổi, đường kính lộ tuyến trung bình 2,6± 0,8cm, thời gian tiết dịch trung bình sau điều trị 11,03 ± 4,1 ngày, thường gặp ở nhóm phụ nữ đã có gia đình, tác nhân gây viêm thường gặp là tạp trùng chiếm 53.4%, có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa đường kính tổn thương và thời gian tiết dịch. Tỷ lệ khỏi viêm lộ tuyến sau áp lạnh 4 tuần là 87,9%,  Kết luận: Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh lý phụ khoa phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đáp ứng và hồi phục tốt với phương pháp điều trị áp lạnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Trần Thị Hồng Như (2020), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tổn thương lành tính cổ tử cung bằng phương pháp áp lạnh tại Bệnh viện Phụ Sản Thành phố Cần Thơ, luận văn Chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y dược Cần Thơ, Cần Thơ.
2. Nguyễn Công Trình (2023), “Đánh giá kết quả điều trị tổn thương lộ tuyến cổ tử cung ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh sản tại bệnh viện phụ sản tỉnh Nam Định”, Tạp chí Y học Việt Nam, 526, 05/2023, tr.68 – 72, https://doi.org/10.51298/ vmj.v526i1B.5412.
3. Lâm Đức Tâm (2016), "Đánh giá kết quả điều trị tổn thương cổ tử cung bằng phương pháp áp lạnh tại Cần Thơ", Tạp chí Phụ Sản, 13, tr.52 – 57, 10.46755/vjog.2016.4.647.
4. Đặng Bé Nam, "Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả điều trị bệnh viêm sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng từ 18 – 49 tuổi khám tại phòng khám Đa Khoa Phương Nam, thành phố cà mau năm 2018 – 2019", Tạp chí Y dược học Cần Thơ, 19/2019, 10.58490/ctump.2024i77.2747
5. Đoàn Thị Kiều Dung, Vũ Thị Thúy Mai, Đỗ Minh Sinh (2022), "Kiến thức, thực hành phòng viêm đường sinh dục dưới của phụ nữ từ 18 tuổi tại bệnh viện đa khoa Gia Lâm, Hà Nội năm 2022 và một số yếu tố liên quan", Tạp chí Khoa học Điều dưỡng,02, https://doi.org/10.52163/yhc. v64i5.763.
6. Lâm Đức Tâm (2017), Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Human Papilloma virus, một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị các tổn thương cổ tử cung ở phụ nữ thành phố Cần Thơ, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược Huế.
7. Sauvaget C, Muwonge R và Sankaranarayanan R (2013), "Meta analysis of the effectiveness of cryotherapy in the treatment of cervical intraepithelial neoplasia", International Journal of Gynecology and Obstetrics.120, pp. 218-223, https://doi.org/10.1016/j.ijgo.2012. 10.014.
8. Shriraj Katakdhond 79. Y. Zhou et al. (2023), "Correlation between human papillomavirus viral load and cervical lesions classification: A review of current research", Front Med (Lausanne). 10, p. 1111269, https://doi.org/10.3389/fmed.2023. 1111269.