PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THIỆN HẠNH - ĐẮK LẮK NĂM 2022, 2023

Trần Thị Ngọc Hương1, Bùi Thị Thùy Trang1, Bùi Trần Quỳnh Trang1, Ngô Lê Lan Uyên2, Trần Thị Hồng Nguyên2, Nguyễn Thị Hải Yến2,
1 Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh
2 Đại học Y Dược TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện nhằm đề xuất giải pháp sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, hồi cứu dữ liệu về người bệnh và toàn bộ kháng sinh sử dụng tại bệnh viện năm 2022, 2023. Phân tích cơ cấu sử dụng thuốc, phân tích theo liều xác định hàng ngày (DDD), ngày điều trị (DOT), và các chỉ số giám sát sử dụng kháng sinh. Kết quả: Kháng sinh trong nước và kháng sinh generic chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tiêu thụ trong hai năm. 03 khoa (Ngoại tổng hợp, Chấn thương chỉnh hình và Nội) có giá trị và khối lượng tiêu thụ lớn nhất. Nhóm beta-lactam có tỷ lệ % DDD cao nhất (49,80% năm 2022, 52,03% năm 2023), với DDD/1000 người/ngày là 6,68 (2022) và 7,15 (2023) cùng DDD/100 giường/ngày là 38,58 (2022) và 49,27 (2023). Amoxicillin + acid clavulanic có tỷ lệ sử dụng và tiêu thụ cao nhất. Phác đồ đơn trị chiếm gần 40%. Tỷ lệ kê đơn kháng sinh tiêm cao tại các khoa Nhi, Ngoại tổng hợp, Phụ sản và Chấn thương chỉnh hình. Các kháng sinh cần quản lý chặt chẽ như colistin, imipenem + cilastatin, meropenem và vancomycin có tỷ lệ sử dụng nhiều. Thời gian điều trị trung bình kháng sinh tiêm là 4,17 ngày (2022) và 4,11 ngày (2023). Kết luận: Nghiên cứu cung cấp tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh năm 2022, 2023, tạo căn cứ để đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý kháng sinh như quản lý tồn kho và chương trình quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Van Boeckel, T. P., Gandra, S., Ashok, A., Caudron, Q., Grenfell, B. T., Levin, S. A., & Laxminarayan, R. (2014). Global antibiotic consumption 2000 to 2010: An analysis of national pharmaceutical sales data. The Lancet Infectious Diseases, 14(8), 742–750.
2. Versporten, A., Zarb, P., Caniaux, I., Gros, M. F., Drapier, N., Miller, M.,... & May, S. (2018). Antimicrobial consumption and resistance in adult hospital inpatients in 53 countries: Results of an internet-based global point prevalence survey. The Lancet Global Health, 6(6), e619–e629.
3. Bộ Y tế (2015). Quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 02/03/2015 về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh”.
4. Bộ Y tế (2020). Quyết định số 5631/QĐ-BYT ngày 31/12/2020 ban hành tài liệu “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện”
5. Nguyễn Thị Song Hà (2022). Phân tích thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị nội trú tại Bệnh viện Kiến An, thành phố Hải Phòng năm 2020. Tạp chí Y học Việt Nam, 514(01), 155–160.
6. Bộ Y tế (2023). Quyết định số 1165/QĐ-TTg ngày 09/10/2023 về phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
7. Nguyễn Lê Dương Khánh (2020). Phân tích, đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai năm 2017–2018 và xây dựng các nội dung quản lý kháng sinh bằng bệnh án điện tử. Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Phước Bích Ngọc, Trương Thị Trang, & Phạm Thị Bình (2017). Phân tích chi phí thuốc kháng sinh sử dụng tại Bệnh viện Quân y 268 năm 2016. Tạp chí Y Dược học, Trường Đại học Y Dược Huế, 8(2), 104–111.