TẦN SUẤT KIỂU GEN HLA-A VÀ HLA-B Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Gen HLA (Human Leukocyte Antigen) là yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh học của bệnh ung thư vòm họng. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tần suất alen gen HLA-A và HLA-B của bệnh nhân ung thư vòm mũi họng tại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 30 mẫu máu toàn phần của bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định ung thư vòm mũi họng. Tiến hành kỹ thuật PCR-SSO (Polymerase Chain Reaction - Sequence Specific Oligonucleotide probes) để khảo sát tần suất alen gen HLA-A và HLA-B, so sánh với tần suất alen HLA-A và HLA-B của người hiến tạng. Kết quả nghiên cứu: Trong 30 bệnh nhân ung thư vòm mũi họng khảo sát, nam giới (70%); độ tuổi ≥ 40 (80%); 7 loại alen HLA-A và 16 loại alen HLA-B, trong đó alen thường gặp là -A*02 (40,4%), -A*11 (21,2%), -A*24 (21,2%) và -A*33 (9,6%); -B*15 (25%), -B*46 (23,1%), -B*38 (9,6%), -B*07 (7,7%). Sự khác biệt giữa tần suất các alen HLA-A và HLA-B ở BN UTVMH với nhóm đối chứng chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết luận: Bước đầu nhận định tần suất các alen HLA-A và HLA-B thường gặp của bệnh nhân ung thư vòm mũi họng là -A*02, -A*11, -A*24 và -B*15, -B*46, -B*38.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
HLA, PCR-SSO, ung thư vòm mũi họng
Tài liệu tham khảo

2. Bùi Diệu. Ung thư vòm mũi họng. Giới thiệu một số bệnh ung thư thường gặp. Nhà xuất bản y học Hà Nội; 2012:31-47.

3. Trần Ngọc Dung, 2000. Nghiên cứu các thông số miễn dịch-sinh học giúp tiên lượng, phát triển sớm tái phát ung thư vòm họng và kết hợp viên M sau xạ trị nhằm giảm tái phát. Luận án tiến sĩ Y học. Đại học Y Hà Nội. Hà Nội.

4. Phan Thị Phi Phi, 2011. Phân tử MHC và sự trình diện kháng nguyên. Sinh lý bệnh và miễn dịch (phần miễn dịch). Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. 33-45.

5. Lin, H.J., J.M. Cherng, H.J. Lin, M.S. Hung, Y.S. Sayion and J.C. Lin, 2005. Functional assays of HLA A2-restricted epitope variant of latent membrane protein 1 (LMP-1) of Epstein-Barr virus in nasopharyngeal carcinoma of southern China and Taiwan. Journal of Biomedical Science, Vol. 12. 925-936. DOI:10.1007/s11373-005-9017-y.

6. Hildesheim, A., R.J. Apple, C.J. Chen, S. Wang, Y.J. Cheng, W. Klitz, S.J. Mack, I.H. Chen, M.M. Hsu, C.S. Yang, L.A. Brinton, P.H. Levine and H.A. Erlich, 2002. Associated of HLA class I and II alleles and extended haplotypes with nasopharyngeal carcinoma in Taiwan. Journal of the national cancer institute, Vol. 94 (23).

7. Salehiniya, H., M. Mohammadian, A. H. Mohammadian and N. Mahdavifar, 2018. Nasopharyngeal cancer in the world: epidemiology, incidence, mortality and risk factors. World Cancers Research Journal, Vol. 5 (1): e1046. 1-8.

8. Tang, M., Y. Zeng, A. Poisson, D. Marti, L. Guan, Y. Zheng, H. Deng, J. Liao, X. Guo, S. Sun, G. Nelson, G.D. The, C.A. Winkler, S.O. Brien, M. Carrington and X. Gao, 2010. Haplotype-dependent HLA susceptibility to nasopharyngeal carcinoma in a Southern Chinese population. Genes and Immunity, Vol. 11. 334-342.

9. Wang, R. and X. Wang, 2014. Association analysis between HLA-A, -B, -C-DRB1, and -DQB1 with nasopharyngeal carcinoma among a Han population in Northwestern China. Human Immunology, Vol. 75 (3). 197-202.

10. Yu, K.J., X. Gao, C.J. Chen, X. Yang, S.R. Diehl, A. Goldstein, W.L. Hsu, X. Liang, D. Marti, M.Y. Liu. J.Y. Chen, M. Carrington and A. Hildesheim, 2009. Association of human leukocyte antigen (HLA) with nasopharyngeal carcinoma (NPC) in high-risk multiplex families in Taiwan. Hum Immunol, Vol. 70 (11). 910-914. DOI 10.1016/j.humimm.2009.08.005.
