ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐAU ĐẦU NGÓN TAY BẰNG TIÊM BOTULINUM TOXIN TYPE A Ở NGƯỜI BỆNH XƠ CỨNG BÌ CÓ HIỆN TƯỢNG RAYNAUD TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA

Nguyễn Văn Hồng Quân1,2,, Hoàng Thị Ngọ2, Lê Thị Minh Trang2
1 Phân hiệu trường Đại học Y Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị hiện tượng Raynaud ở người bệnh xơ cứng bì bằng botulinum toxin type A (BTA) ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, lựa chọn các bệnh nhân được điều trị bằng BTA, một bàn tay được tiêm BTA trước và bàn tay còn lại được tiêm sau 1 tháng; nghiên cứu so sánh hiệu quả điều trị ở tay được tiêm và tay chưa được tiêm ngay trước thời điểm bàn tay thứ 2 được tiêm. Kết quả: Có 30 bệnh nhân được điều trị bằng BTA. Sau 4 tuần từ lúc tiêm BTA ở tay không thuận, điểm đau VAS ở tay không thuận giảm trung bình 0,60±0,86 (p<0,001), điểm VAS ở tay thuận giảm 0,17±0,79 (p=0,258); nhiệt độ đầu ngón tay trung bình của nhóm bàn tay được tiêm BTA tăng thêm 1,28±0,77oC (p<0,001), không có sự thay đổi về nhiệt độ nền ở nhóm không được tiêm (p=0,217); ở nhóm bàn tay được tiêm BTA, biến thiên nhiệt độ sau kích thích lạnh đã tăng từ 2,43±0,58oC lên 4,15±1,11oC (p<0,001), ở nhóm bàn tay chưa được tiêm không có khác biệt sau 4 tuần (p=0,241). Không ghi nhận các tác dụng phụ nghiêm trọng như nhiễm trùng, chảy máu, yếu cơ, dị ứng. Kết luận: Phương pháp tiêm BTA tại chỗ có thể có hiệu quả và an toàn để điều trị hiện tượng Raynaud ở người bệnh xơ cứng bì

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế, Bệnh viện Da liễu Trung ương. Hướng Dẫn Chẩn Đoán và Điều Trị Các Bệnh Da Liễu. Nhà Xuất bản Y Học; 2023.
2. O’Donohoe P, McDonnell J, Wormald J, et al. Botulinum Toxin for the Treatment of Raynaud’s Conditions of the Hand: Clinical Practice Updates and Future Directions. Toxins. 2024;16(11):472. doi:10.3390/toxins16110472
3. Bello RJ, Cooney CM, Melamed E, et al. The Therapeutic Efficacy of Botulinum Toxin in Treating Scleroderma-Associated Raynaud’s Phenomenon: A Randomized, Double-Blind, Placebo-Controlled Clinical Trial. Arthritis & Rheumatology. 2017;69(8): 1661-1669. doi:10. 1002/art.40123
4. Geary E, Wormald JCR, Cronin KJ, et al. Toxin for Treating Raynaud Conditions in Hands (The TORCH Study): A Systematic Review and Meta-analysis. Plastic and Reconstructive Surgery – Global Open. 2024;12(6):e5885. doi:10.1097/ GOX.0000000000005885
5. Jenkins SN, Neyman KM, Veledar E, Chen SC. A pilot study evaluating the efficacy of botulinum toxin A in the treatment of Raynaud phenomenon. J Am Acad Dermatol. 2013;69(5): 834-835. doi:10.1016/j.jaad.2013.06.029
6. Du W, Zhou M, Zhang C, Sun Q. The efficacy of botulinum toxin A in the treatment of Raynaud’s phenomenon in systemic sclerosis: A randomized self-controlled trial. Dermatol Ther. 2022;35(7):e15529. doi:10.1111/dth.15529
7. Lawson O, Sisti A, Konofaos P. The Use of Botulinum Toxin in Raynaud Phenomenon: A Comprehensive Literature Review. Ann Plast Surg. 2023;91(1): 159-186. doi:10.1097/SAP. 0000000000003603