ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X-QUANG VÀ MÔ BỆNH HỌC TỔN THƯƠNG XƯƠNG – SỢI Ở XƯƠNG HÀM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tổn thương xương – sợi ở xương hàm là những tổn thương lành tính đặc trưng bởi mô xương bình thường được thay thế bởi mô đệm sợi và các chất khoáng hóa. Hiểu rõ các triệu chứng lâm sàng, X-quang và mô bệnh học của các tổn thương này góp phần quan trọng trong chẩn đoán cũng như đưa ra phương pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, X-quang và mô bệnh học của bệnh nhân có tổn thương xương – sợi ở xương hàm. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang mô tả được thực hiện trên bệnh nhân có tổn thương xương – sợi ở xương hàm đến khám và điều trị tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/2023 đến tháng 08/2024. Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 22 bệnh nhân loạn sản sợi (LSS) và 11 bệnh nhân u sợi sinh xương (USSX). Tuổi khởi phát trung bình ở nhóm LSS (17,2±8,1 tuổi) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm USSX (25,3±12,3 tuổi) (p<0,05). Tất cả bệnh nhân đều có biểu hiện sưng mặt, trong khi di lệch mũi thường gặp hơn ở nhóm LSS (p<0,05). Về hình ảnh X-quang, LSS thường có vùng cản quang dạng kính mờ với giới hạn không rõ, trong khi USSX thường có giới hạn rõ và có thể có viền thấu quang (p<0,05). Mô bệnh học cho thấy viền nguyên bào xương phổ biến hơn ở USSX, các bè xương trong LSS chủ yếu ở dạng xương non, trong khi chất dạng xê măng được ghi nhận ở hầu hết các trường hợp USSX nhưng không hiện diện ở LSS (p<0,05). Kết luận: Cần kết hợp các đặc điểm lâm sàng, X-quang, mô bệnh học để đưa ra chẩn đoán và điều trị phù hợp cho các tổn thương xương – sợi ở xương hàm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tổn thương xương-sợi, loạn sản sợi, u sợi sinh xương, lâm sàng, X-quang, mô bệnh học.
Tài liệu tham khảo


2. Davidova LA, Bhattacharyya I, Islam MN, Cohen DM, Fitzpatrick SG. An Analysis of Clinical and Histopathologic Features of Fibrous Dysplasia of the Jaws: A Series of 40 Cases and Review of Literature. Head Neck Pathol. 2019;14(2):353-361. doi:10.1007/s12105-019-01039-9


3. Lee J, FitzGibbon E, Chen Y, et al. Clinical guidelines for the management of craniofacial fibrous dysplasia. Orphanet J Rare Dis. 2012;7(1):S2. doi:10.1186/1750-1172-7-S1-S2


4. Neville BW, Damm DD, Allen CM, Chi AC. Oral and Maxillofacial Pathology. Elsevier Health Sciences; 2015.

5. Soyele O. Patterns of fibro-osseous lesions of the oral and maxillofacial region seen in a tertiary hospital at ile-ife, nigeria. Published online November 30, 2018.

6. Ojo MA, Omoregie OF, Altini M, Coleman H. A clinico-pathologic review of 56 cases of ossifying fibroma of the jaws with emphasis on the histomorphologic variations. Niger J Clin Pract. 2014;17(5):619-623. doi:10.4103/1119- 3077.141429


7. Shi RR, Li XF, Zhang R, Chen Y, Li TJ. GNAS mutational analysis in differentiating fibrous dysplasia and ossifying fibroma of the jaw. Mod Pathol. 2013;26(8):1023-1031. doi:10.1038/modpathol.2013.31


8. Wright JM, Vered M. Update from the 4th Edition of the World Health Organization Classification of Head and Neck Tumours: Odontogenic and Maxillofacial Bone Tumors. Head Neck Pathol. 2017;11(1):68-77. doi:10.1007/s12105-017-0794-1

