ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MELD, MELD Na Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN CÓ BIẾN CHỨNG

Thị Oanh Nguyễn1,, Thị Vân Hồng Nguyễn2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thang điểm MELD, MELD Na ở BN xơ gan có biến chứng. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu tại khoa Tiêu hóa, bệnh viện Bạch Mai từ 07/2019 đến 03/2020. Đối tượng nghiên cứu được chẩn đoán xơ gan và có biến chứng. Kết quả và kết luận: Có 387 BN thỏa mãn tiêu chuẩn. Điểm MELD, MELD Na trung bình ở nhóm BN có XHTH tương ứng là (13,15 ± 5,15), (15,05 ± 5,8) thấp hơn nhóm BN không có XHTH (21,03 ± 7,06), (23,78 ± 7,51); p < 0,001 và không có ý nghĩa dự báo biến chứng với AUC < 0,5. Điểm MELD, MELD Na trung bình ở nhóm BN có bệnh não gan (21,16 ± 7,85), (23,76 ± 7,94) cao hơn nhóm BN không có bệnh não gan (12,93 ± 4,57), (14,85 ± 5,46); p < 0,001 và có ý nghĩa dự báo yếu về biến chứng bệnh não gan với AUC < 0,7. Điểm MELD, MELD Na trung bình ở nhóm BN có NTDCT (18,06 ± 6,82), (20,8 ± 7,32) cao hơn nhóm BN không có NTDCT (14,15 ± 6,15), (16,11 ± 6,82); p < 0,001 và cóý nghĩa dự báo biến chứng NTDCT với AUClà 0,701 và 0,725.Điểm MELD, MELD Na trung bình ở nhóm BN có HCGT (27,94 ± 9,13), (30,37 ± 8,39) cao hơn nhóm bệnh nhân không có HCGT (14,08 ± 5,56), (16,13 ± 6,38); p < 0,001 và có ý nghĩa dự báo biến chứng HCGT với AUC là 0,905 và 0,901. Điểm MELD, MELD Na trung bình ở nhóm BN có từ hai biến chứng trở lên (20,23 ± 8,89), (22,55 ± 8,69) cao hơn nhóm BN chỉ có một biến chứng (13,53 ± 5.04), (15,54 ± 6,04); p < 0,001 và có ý nghĩa dự báo số lượng biến chứng với AUC là 0,744 và 0,739.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Thị Hạnh. Nghiên cứu giá trị của chỉ số MELDNa trong tiên lượng bệnh nhân xơ gan Child-Pugh C. Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội; 2013.
2. Nguyễn Thị Linh. Nghiên cứu mức độ nặng bệnh nhân xơ gan tại khoa tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai năm 2016 thông qua điểm MELD và Child Pugh. Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội; 2017.
3. Nguyễn Trọng Nhân. Nghiên cứu áp dụng chỉ số MELD và Maddrey trong tiên lượng nặng ở bệnh nhân xơ gan do rượu và bệnh nhân xơ gan do rượu có nhiễm virus viêm gan B. Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội; 2018.
4. Londoño M-C, Cárdenas A, Guevara M, et al. MELD score and serum sodium in the prediction of survival of patients with cirrhosis awaiting liver transplantation. Gut. 2007; 56(9):1283-1290.
5. Flores-Rendón AR, González-González JA, García-Compean D, Maldonado-Garza HJ, Garza-Galindo AA. Model for end stage of liver disease (MELD) is better than the Child-Pugh score for predicting in-hospital mortality related to esophageal variceal bleeding. Ann Hepatol. 2008; 7(3):230-234.
6. Yoo HY, Edwin D, Thuluvath PJ. Relationship of the model for end-stage liver disease (MELD) scale to hepatic encephalopathy, as defined by electroencephalography and neuropsychometric testing, and ascites. Am J Gastroenterol. 2003; 98(6):1395-1399.
7. Huo T-I, Lin H-C, Wu J-C, et al. Proposal of a modified Child-Turcotte-Pugh scoring system and comparison with the model for end-stage liver disease for outcome prediction in patients with cirrhosis. Liver Transplant Off Publ Am Assoc Study Liver Dis Int Liver Transplant Soc. 2006;12(1):65-71.
8. Schepke M, Appenrodt B, Heller J, Zielinski J, Sauerbruch T. Prognostic factors for patients with cirrhosis and kidney dysfunction in the era of MELD: results of a prospective study. Liver Int Off J Int Assoc Study Liver. 2006;26(7):834-839.