KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG L5S1 BẰNG PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI QUA ĐƯỜNG LIÊN BẢN SỐNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu hồi cứu trên 50 bệnh nhân chẩn đoán thoát vị đĩa đệm L5S1 được phẫu thuật nội soi lấy thoát vị qua đường liên bản sống trong thời gian từ tháng 3-2021 đến hết tháng 6-2022 tại Khoa phẫu thuật cột sống Bệnh viện Việt Đức nhằm mục đích đánh giá kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm L5S1 bằng phẫu thuật nội soi liên bản sống. Kết quả: Tuổi trung bình 43,82 ± 11,4 (thấp nhất: 18, cao nhất: 64), tỷ lệ nam/ nữ: 1,083/1. Thoát vị đĩa đệm bên phải chiếm 54%, vào nách rễ 84%, di trú 42%. Sau mổ VAS chân trung bình 7,38 giảm xuống còn 2,00, VAS lưng từ 6,12 điểm giảm xuống còn 2,1 điểm. ODI từ 66,84% xuống còn 20,08% sau mổ. Thời gian bệnh nhân quay trở lại với công việc trung bình 4,2 tuần. Có 03 trường hợp (6%) thoát vị tái phát và 02 trường hợp (4%) rối loạn cảm giác sau mổ. Thời gian nằm viện trung bình 2,32 ngày. Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu cho thấy sự an toàn, hiệu quả và ít biến chứng của phẫu thuật nội soi liên bản sống trong điều trị thoát vị đĩa đệm L5S1.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phẫu thuật nội soi, liên bản sống, thoát vị đĩa đệm, L5S1, PIELD
Tài liệu tham khảo

2. Ruetten, S., Komp, M., Merk, H., Godolias, G. (2008). Full-endoscopic interlaminar and transforaminal lumbar discectomy versus conventional microsurgical technique: a prospective, randomized, controlled study. Spine, 33(9), 931–939.

3. K. C. Choi, J. S. Kim, K. S. Ryu, B. U. Kang,, Y. Ahn., S. H. Lee K.C.C. (2013). Percutaneous endoscopic lumbar discectomy for L5-S1 disc herniation: transforaminal versus interlaminar approach. Pain Physician, 16(6), 547–556.

4. Chen, H. C., Lee, C. H., Wei, L., Lui, T. N., Lin, T. J. (2015). Comparison of percutaneous endoscopic lumbar discectomy and open lumbar surgery for adjacent segment degeneration and recurrent disc herniation. Neurol Res Int.

5. Choi, K. C., Lee, J. H., Kim, J. S., Sabal, L. A., Lee, S., Kim, H., & Lee, S. H. (2015). Unsuccessful percutaneous endoscopic lumbar discectomy: a single-center experience of 10 228 cases. Neurosurgery, 76(4), 372–381.

6. Daniel H.Kim, Gun Choi & Sang-Ho Lee (2010). Interlaminar Surgical Approach in Endoscopic Spine Procedures. Thieme, 135.

7. Kim, C. H., Chung, C. K., Woo, J. W. (2016). Surgical outcome of percutaneous endoscopic interlaminar lumbar discectomy for highly migrated disk herniation. Clin Spine Surg, 29(5), E259–E266.

8. Wang H, Zhou Y, Zhang Z. Postoperative dysesthesia in minimally invasive transforaminal lumbar interbody fusion: a report of five cases. Eur Spine J Off Publ Eur Spine Soc Eur Spinal Deform Soc Eur Sect Cerv Spine Res Soc. 2016; 25(5):1595-1600.doi:10.1007/s00586-015-4365-4

