ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X-QUANG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN MẤT RĂNG BÁN PHẦN TRÊN SÁU THÁNG TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ RĂNG HÀM MẶT Ở HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, x-quang của bệnh nhân mất răng bán phần trên sáu tháng tại Trung Tâm Nha Khoa kỹ thuật cao 225 Trường Chinh- Đại Học Y Hà Nội, Khoa Cấy Ghép Nha Khoa - Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương. Đối tượng và phương pháp: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 23 người bệnh trên 18 tuổi ((30,4% nam và 69,6% nữ) với 28 vị trí mất răng bán phần trên sáu tháng, có nhu cầu phục hồi răng mất bằng điều trị cấy ghép implant nha khoa. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy đối tượng nghiên cứu có độ tuổi trung bình 46,87 ±15,56 tuổi. Vị trí mất răng chủ yếu là răng sau chiếm tỷ lệ 67,9% với nguyên nhân sâu răng và bệnh lý tủy hay gặp nhất chiếm 57,1%; và thời gian mất răng trên 60 tháng chiếm tỷ lệ 53,6%. Mật độ xương chủ yếu là D3 chiếm tỷ lệ 92,9%. Chiều ngang xương có kích thước trung bình 3,19 ± 1,43 mm. Chiều cao xương có kích thước trung bình 14,09 ± 2,53 mm. Kết luận: Đặc điểm giải phẫu của xương hàm trên và xương hàm dưới đều giảm kích thước sau khi mất răng trên sáu tháng. Tiêu xương theo chiều ngoài trong được ghi nhận dẫn đến khó khăn trong việc đặt implant ổn định theo ba chiều không gian và có chỉ định tái tạo xương có hướng dẫn khi thực hiện cấy ghép implant nha khoa.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cấy ghép implant muộn, Kích thước xương có ích, Tái tạo xương có hướng dẫn
Tài liệu tham khảo

2. Sharma A. Partial Edentulousness and Treatment Options Chosen.; 2021. doi:10.13140/ RG.2.2.35446.93769


3. Jain S, Hemavardhini A, Ranjan M, et al. Evaluation of Survival Rates of Dental Implants and the Risk Factors: A Retrospective Follow-Up Study. Cureus. 16(3): e55360. doi:10.7759/ cureus.55360


4. Raikar S, Talukdar P, Kumari S, Panda SK, Oommen VM, Prasad A. Factors Affecting the Survival Rate of Dental Implants: A Retrospective Study. J Int Soc Prev Community Dent. 2017; 7(6): 351-355. doi:10.4103/jispcd.JISPCD_ 380_17


5. Yang Y, Hu H, Zeng M, et al. The survival rates and risk factors of implants in the early stage: a retrospective study. BMC Oral Health. 2021;21(1) :293. doi:10.1186/s12903-021-01651-8


6. Bùi Tấn Lâm và cộng sự. Sự thay đổi kích thước xống hàm sau ghép xương tự thân hàm dưới với kỹ thuật chia khối xương. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ - Khoa học Sức khỏe. 2022, 3(2): 461 - 469

7. Simoni (Malushi) E, Isufi R, Kadaifciu D, Simoni (Malushi) E, Isufi R, Kadaifciu D. Guided Bone Regeneration Effects on Bone Quantity and Outcomes of Dental Implants in Patients with Insufficient Bone Support: A Single-Center Observational Study. Cureus. 2023;15. doi:10.7759/cureus.38988


8. Đàm Văn Việt. Nghiên cứu điều trị mất răng hàm trên từng phần bằng kỹ thuật implant có ghép xương. Đại học Y Hà Nội. 2013.

9. Ngô Huy Bình. Đặc điểm lâm sàng, x quang và kết quả điều trị mất răng ở vùng đáy xoang hàm bằng kỹ thuật implant nha khoa. Đại học Y Hà Nội. 2020.

10. Tô Nhật Minh. Kết quả cấy ghép implant tức thì vùng răng sau có sử dụng kỹ thuật ghép xương và máng hướng dẫn phẫu thuật. Đại học Y Hà Nội. 2023.
