ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG KIỂM SOÁT BỆNH CỦA BỆNH NHÂN VIÊM DA CƠ ĐỊA TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Hồng Chuyên1,, Lê Phạm Thanh Liêm1, Văn Thế Trung1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng kiểm soát bệnh của bệnh nhân viêm da cơ địa (VDCĐ) và xác định mối liên quan giữa tình trạng kiểm soát bệnh với một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của bệnh nhân. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả khảo sát tình trạng kiểm soát bệnh bằng thang điểm ADCT (Atopic Dermatitis Control Tool) trên 130 bệnh nhân VDCĐ tại phòng khám ngoại trú bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 03/2024 đến 08/2024. Kết quả: Điểm ADCT trung vị là 11 (8 – 14). Tỷ lệ BN không kiểm soát bệnh VDCĐ theo ADCT là 80,8% cao hơn so với tỷ lệ không kiểm soát bệnh do BN tự đánh giá là 65,4% và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Thang điểm ADCT tương quan thuận, mức độ rất mạnh với 2 thang điểm SCORAD và DLQI với hệ số tương quan lần lượt là 0,796 và 0,899. Có mối liên quan giữa tình trạng kiểm soát bệnh với độ nặng của bệnh, tình trạng sử dụng dưỡng ẩm và mức độ hài lòng với điều trị của bệnh nhân. Kết luận: Tình trạng kiểm soát bệnh có liên quan với độ nặng của bệnh và tình trạng điều trị của bệnh nhân viêm da cơ địa. Thang điểm ADCT là một công cụ tốt, đáng tin câỵ giúp người bệnh cũng như nhân viên y tế đánh giá chính xác và kịp thời tình trạng kiểm soát bệnh trên lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. McAleer MA. Atopic Dermatitis. Bolognia's Dermatology. Elsevier; 2018:pp 208-227.
2. Langan SM, Irvine AD, Weidinger S. Atopic dermatitis. The Lancet. 2020;396(10247):345-360.
3. Jirakova A, Vojackova N, Gopfertova D, Hercogova J. A comparative study of the impairment of quality of life in Czech children with atopic dermatitis of different age groups and their families. Int J Dermatol. Jun 2012;51(6):688-92.
4. Simpson EL, Guttman-Yassky E, Margolis DJ, et al. Association of Inadequately Controlled Disease and Disease Severity With Patient-Reported Disease Burden in Adults With Atopic Dermatitis. JAMA Dermatol. Aug 1 2018;154(8):903-912.
5. Thomas KS, Apfelbacher CA, Chalmers JR, et al. Recommended core outcome instruments for health‐related quality of life, long‐term control and itch intensity in atopic eczema trials: results of the HOME VII consensus meeting*. British Journal of Dermatology. 2021;185(1):139-146.
6. Mandelin JM, Ekman A, Ruohonen ST, Korhonen L. Atopic Dermatitis Patients' Preference on Patient Self-administered Tools Used in Clinical Practice. Acta Derm Venereol. Apr 6 2023;103:adv5261.
7. Staumont-Sallé D, Taieb C, Merhand S, Shourick J. The Atopic Dermatitis Control Tool: A High-Performance Tool for Optimal Support. Acta Dermato-Venereologica. 2021;101(12): adv00618.
8. Pariser DM, Simpson EL, Gadkari A, et al. Evaluating patient-perceived control of atopic dermatitis: design, validation, and scoring of the Atopic Dermatitis Control Tool (ADCT). Current Medical Research and Opinion. 2020;36(3):367-376.
9. Eichenfield LF, Tom WL, Berger TG, et al. Guidelines of care for the management of atopic dermatitis: section 2. Management and treatment of atopic dermatitis with topical therapies. J Am Acad Dermatol. Jul 2014;71(1):116-32.