CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LÀO CAI NĂM 2024

Vũ Văn Đẩu1,, Phạm Thị Thu Hiền1, Phạm Thị Hòa2
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư phổi tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 161 người bệnh ung thư phổi đang điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai từ tháng 02/2024-10/2024 bằng bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống nói chung (EORTC QLQ –C30) và chất lượng cuộc sống đặc trưng trong ung thư phổi (EORTC QLQ – LC13). Kết quả: chất lượng cuộc sống theo thang đo EORTC QLQ –C30: điểm trung bình chức năng 57,84 ± 12,87, điểm trung bình triệu chứng 36,04± 9,24, điểm trung bình sức khoẻ tổng quát 40,01 ± 11,70, điểm trung bình tài chính 72,67± 22,93. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống theo thang đo EORTC QLQ – LC13 là 25,88± 3.69. Tuổi của người bệnh có mối liên quan với chất lượng cuộc sống về mặt tổng quát, thời gian mắc bệnh có mối liên quan với chất lượng cuộc sống mặt yếu tố tài chính, đặc điểm di căn có mối liên quan với chất lượng cuộc sống ở lĩnh vực chức năng, triệu chứng và tài chính, phương pháp điều trị có mối liên quan với tất cả các yếu tố theo thang đo EORTC QLQ –C30. Kết luận: Bệnh viện cần thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thị Phương Dung (2022), Kết quả chăm sóc, điều trị người bệnh ung thư phổi và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Bạch Mai năm 2021, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
2. Phạm Thanh Vân (2017), Đánh giá chất lượng cuộc sống và các yếu tố ảnh hưởng của người bệnh ung thư phổi được điều trị bằng Tarceva, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
3. B. Bergman và et al. (1994), "The EORTC QLQ-LC13: a modular supplement to the EORTC Core Quality of life Questionaire (QLQ-C30) for use in lung cancer clinical trials. EORTC study group on Quality of life", Eur J Cancer, tr. 635-42.
4. Saenz de Gonzalez, M. Tejada và et al. (2017), "Association between social support, functional status, and change in health-related quality of life and changes in anxiety and depression in colorectal cancer patients", Psychooncology. 26(9), tr. 1263-1269.
5. Tomi Kovacevic và các cộng sự. (2017), "P3. 05-011 Importance of Assessment of Malnutrition Risk in Lung Cancer Patients: Topic: Symptoms, Therapeutic Interventions", Journal of Thoracic Oncology. 12(1), tr. S1418-S1419.
6. Li T. C và et al (2012), "Quality of life predicts survival in patients with non-small cell lung cancer", BMC Public Health. 12, tr. 790.
7. Hyuna Sung và các cộng sự. (2021), "Global cancer statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries", CA: a cancer journal for clinicians. 71(3), tr. 209-249.