NGHIÊN CỨU VẠT CƠ MÔNG LỚN KẾT HỢP HÚT ÁP LỰC ÂM TRONG ĐIỀU TRỊ VẾT LOÉT MÃN TÍNH CÙNG CỤT TẠI BỆNH VIỆN 199, BỘ CÔNG AN

Phùng Cao Cường1,, Nguyễn Duy Khánh1, Vũ Văn Diệp1, Phạm Văn Hùng1, Nguyễn Văn Tuấn1
1 Bệnh viện 199 – Bộ Công An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phương pháp vạt da cơ mông lớn kết hợp hút áp lực âm trong điều trị vết loét mãn tính cùng cụt. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu quan sát, phân tích thuần tập 30 bệnh nhân (BN) có tổng thương loét mãn tính cùng cụt, được điều trị tại Bệnh viện 199, Bộ Công An từ tháng 1/2022 đến tháng 9 năm 2024. Kết quả: Tỷ lệ nam là 63%, nhóm tuổi hay gặp nhất > 60 tuổi chiếm tỷ lệ 52%. Nguyên nhân gây loét chủ yếu là do chứng nằm một chỗ của tuổi già suy kiệt (30%), Tai biến mạch máu não (TBMMN) (36%), chấn thương cột sống liệt tủy (27%). Tình trạng nhiễm trùng hoại tử sau khi cắt lọc và điều trị kết hợp liệu pháp hút áp lực âm (V.A.C) là 0% với 100% nền vết thương lên mô hạt hồng, tạo điều kiện cho phẫu thuật chuyển vạt da nhánh xuyên cơ mông lớn, kết quả vạt sau mổ sống hoàn toàn đạt 25/30 (86,33%). Kết luận: Cắt lọc + V.A.C chuẩn bị nền tạo điều kiện thuận lợi cho việc phẫu thuật tạo hình chuyển vạt che phủ tổn khuyết. Các bệnh nhân chủ yếu là già yếu, di chứng chấn thương liệt tủy hoặc TBMMN nằm tại chỗ nên dễ loét tái phát và cũng khó khăn hơn trong quá trình chăm sóc vạt sau mổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Vân Anh, Vũ Quang Vinh, Nguyễn Minh Giang (2021), “Nghiên cứu ứng dụng vạt da nhánh xuyên động mạch mông trên trong điều trị loét vùng cùng cụt do tỳ đè”, Y học thảm họa & bỏng, (số đặc biệt), tr. 208-214.
2. Trần Đoàn Đạo, Lê Nguyễn Diên Minh, Ngô Đức Hiệp (2022), “đánh giá hiệu quả của máy hút áp lực âm trong điều trị các vết thương mãn tính kết quả bước đầu”, Y học thảm họa & bỏng, (Số đặc biệt), Tr. 159-166.
3. Nguyễn Minh Giang (2020), “Nghiên cứu ứng dụng vạt da nhánh xuyên động mạch mông trên điều trị loét vùng cùng cụt do tỳ đè’’, Luận văn thạc sỹ Y học, Học viện Quân Y.
4. Anthony JP, Huntsman WT, Mathes SJ (1992), “Changing trends in the management of pelvic pressure ulcers: a 12-year review” Decubitus, 5(3), pp. 44-51.
5. Coşkunfirat OK, Ozgentaş HE (2004), “Gluteal perforator flaps for coverage of pressure sores at various locations”, Plast Reconstr Surg, 113(7), pp. 2012-2017.