ĐẶC ĐIỂM CỘNG HƯỞNG TỪ CỦA PHỔ BỆNH VIÊM TỦY THỊ THẦN KINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm cộng hưởng từ của bệnh nhân phổ bệnh viêm tủy thị thần kinh (NMOSD). Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu 42 bệnh nhân được chẩn đoán xác định NMOSD dựa vào tiêu chuẩn quốc tế 2015. Kết quả: Tất cả bệnh nhân đều được chụp cộng hưởng từ não và tủy sống, trong đó 85,7% bất thường tủy sống, 42,9% não, cả não và tủy sống 33,3%, dây thần kinh thị giác 23,8%. Cộng hưởng từ não: tổn thương mặt lưng hành tủy 19%, quanh màng não thất thân não/ tiểu não 26,2%, vùng dưới đồi, quanh màng não thất III là 16,7%, quanh màng não thất bên 14,3%, tổn thương chất trắng sát sừng chẩm não thất bên 4,8%. Cộng hưởng từ tủy sống: tổn thương tủy ở vùng trung tâm 100%, đa số tổn thương có độ dài từ 3 đốt sống trở lên 83,3% và ở những bệnh nhân AQP4 dương tính (86,1%), dưới 3 đốt sống 16,7%, phù tủy 50%, ngấm thuốc đối quang từ 73,8% và tổn thương tủy cổ chiếm 52,8%. Kết luận: Tổn thương trên cộng hưởng từ NMOSD không chỉ ở tủy sống và dây thần kinh thị giác mà còn tổn thương cả ở não: thân não, gian não, bán cầu não.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm tủy thị thần kinh, Phổ bệnh viêm tủy thị thần kinh, Cộng hưởng từ
Tài liệu tham khảo
2. Lennon V A, Wingerchuk D M, Kryzer T J, et al. (2004). A serum autoantibody marker of neuromyelitis optica: distinction from multiple sclerosis. Lancet, 364(9451), 2106-2112. doi:10.1016/S0140-6736(04)17551-X
3. Thompson A J, Banwell B L, Barkhof F, et al. (2018). Diagnosis of multiple sclerosis: 2017 revisions of the McDonald criteria. Lancet Neurol, 17(2), 162-173. doi:10.1016/S1474-4422(17)30470-2
4. Drori T, & Chapman J. (2014). Diagnosis and classification of neuromyelitis optica (Devic's syndrome). Autoimmun Rev, 13(4-5), 531-533. doi:10.1016/j.autrev.2014.01.034
5.O'Riordan J I, Gallagher H L, Thompson A J, et al. (1996). Clinical, CSF, and MRI findings in Devic's neuromyelitis optica. J Neurol Neurosurg Psychiatry, 60(4), 382-387. doi:10.1136/jnnp.60.4.382
6. Kim W, Kim S H, Huh S Y, et al. (2012). Brain abnormalities in neuromyelitis optica spectrum disorder. Mult Scler Int, 2012, 735486. doi:10.1155/2012/735486
7. Kim H J, Paul F, Lana-Peixoto M A, et al. (2015). MRI characteristics of neuromyelitis optica spectrum disorder: an international update. Neurology, 84(11), 1165-1173. doi:10.1212/WNL.0000000000001367
8. Pittock S J, Weinshenker B G, Lucchinetti C F, et al. (2006). Neuromyelitis optica brain lesions localized at sites of high aquaporin 4 expression. Arch Neurol, 63(7), 964-968. doi:10.1001/archneur.63.7.964
9. Mehdipour-Dastjerdi R, Ashtari F, Shaygannejad V, et al. (2018). The pathologic and diagnostic in magnetic resonance imaging of brain and cervical spine of patients with neuromyelitis optica spectrum disorder. Iran J Neurol, 17(2), 58-63.
10. Wang K Y, Chetta J, Bains P, et al. (2018). Spectrum of MRI brain lesion patterns in neuromyelitis optica spectrum disorder: a pictorial review. Br J Radiol, 91(1086), 20170690. doi:10.1259/bjr.20170690