NỒNG ĐỘ KHÁNG THỂ KHÁNG THYROID PEROXIDASE, KHÁNG THỂ KHÁNG THỤ THỂ THYROID-STIMULATING HORMONE TRONG HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN RỤNG TÓC TỪNG VÙNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Rụng tóc từng vùng là bệnh lý tự miễn, ảnh hưởng đến nang lông và gây tình trạng rụng lông tóc. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa rụng tóc từng vùng và bệnh tự miễn, đặc biết là các bệnh lý tuyến giáp tự miễn. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm xác định nồng độ TPO-Ab và TRAb trong huyết thanh và mối liên quan tới các đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân rụng tóc từng vùng tới khám tại Bệnh Viện Da Liễu TP.HCM. Thiết kế mô tả hàng loạt ca có nhóm chứng, gồm 33 bệnh nhân rụng tóc từng vùng và 25 người khỏe mạnh tương đồng về tuổi và giới. Kết quả: Nồng độ TPO-Ab và TRAb của nhóm bệnh nhân RTTV cao hơn nhóm người khỏe mạnh có ý nghĩa thống kê (p lần lượt là 0,008 và 0,0003). Nồng độ TPO-Ab và TRAb huyết thanh nhóm RTTV giới hạn (S1, S2 theo SALT) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm RTTV lan toả (S3, S4 theo SALT) (p lần lượt là 0,045 và 0,036). Nồng độ TRAb huyết thanh trong nhóm bệnh nhân có đồng mắc bệnh cơ địa dị ứng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân không đồng mắc bệnh cơ địa dị ứng (p=0,005), và nồng độ TPO-Ab huyết thanh trong nhóm bệnh nhân có đồng mắc bệnh cơ địa và/hoặc tự miễn đều khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân không đồng mắc bệnh cơ địa dị ứng và/hoặc bệnh tự miễn (p lần lượt là 0,017 và 0,019). Kết luận: Nồng độ TPO-Ab và TRAb huyết thanh ở nhóm bệnh RTTV cao hơn so với người khỏe mạnh và mức độ tăng có liên quan đến độ nặng của bệnh và một số đặc điểm như bệnh đồng mắc viêm da cơ địa và/hoặc bệnh tự miễn. Định lượng nồng độ TPO-Ab và TRAb huyết thanh ở những bệnh nhân RTTV, đặc biệt là bệnh nhân có mức độ bệnh nặng và có bệnh đồng mắc cơ địa dị ứng và/hoặc bệnh tự miễn là cần thiết.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
rụng tóc từng vùng, bệnh tuyến giáp tự miễn, TPO-Ab, TRAb, SALT
Tài liệu tham khảo

2. Bakry O A, Basha M A, Shafiee M K E, (2014), "Thyroid Disorders Associated with Alopecia Areata in Egyptian Patients", Indian Journal of Dermatology, 59 (1), pp. 49-55.

3. Bodo E, Kromminga A, Biro T, (2009), "Human female hair follicles are a direct, nonclassical target for thyroid-stimulating hormone", J Invest Dermatol, 129 (5), pp. 1126-1139.

4. Kang S, Amagai M, Bruckner A L, (2019), Fitzpatrick's Dermatology, Mc Graw Hill, pp. 3493-3499.

5. Kaur G, Kuldeep C M, Bhargava P, (2017), "Insignifcant Correlation Between Thyroid Hormone and Antithyroid Peroxidase Antibodies in Alopecia Areata in Northern Rajasthan", International Journal of Trichology, 9 (4), pp. 149-153.

6. Noso S, Park C, Babaya N, (2015), "Organ Specific in Autoimmune Diseases: Thyroid and Islet Autoimmunity in Alopecia Areata", The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, 100 (5), pp. 1976-1983.

7. Park S M, Oh Y J, Lew B L, (2019), "The association among thyroid dysfunction, thyroid autoimmunity, and clinical features of alopecia areata: A retrospective study", Journal of the American Academy of Dermatology, 81 (2), pp. 602-605.

8. Saif G A B, (2016), "Severe Subtype of Alopecia Areata is highly associated with Thyroid Autoimmunity", Saudi Medical Journal, 37 (6), pp. 656-661.

9. Saniee S, Zare A G, Radmehr A, (2019), "Thyroid Dysfunction in Alopecia Areata", Turkish Journal of Endocrinology and Metabolism, 23 (2), pp. 92-96.

10. Siriwardhane T, Krishna K, Ranganathan V, (2019), "Significance of Anti-TPO as an Early Predictive Marker in Thyroid Disease", Autoimmunity Diseases
