XÂY DỰNG QUY TRÌNH GÂY KÍCH THÍCH Ứ MỠ TRÊN DÒNG TẾ BÀO HEPG2 BẰNG AXIT VALPROIC

Nguyễn Hữu Ngọc Tuấn1,, Nguyễn Hưng Thịnh1, Nguyễn Thanh Ngân1
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giới thiệu: Mô hình in vitro là phương pháp hữu hiệu nhằm nghiên cứu sinh lý bệnh học tại gan, đồng thời được áp dụng như một công cụ trong đánh giá việc sử dụng thuốc trên gan. Đề tài nghiên cứu này nhằm xây dựng mô hình tế bào gan ứ mỡ in vitro dựa trên dòng tế bào HepG2 được kích thích ứ mỡ bằng axit valproic. Mô hình này có thể được ứng dụng cho các nghiên cứu chuyên liên quan đến bệnh gan ứ mỡ không do rượu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm trên dòng tế bào HepG2 từ hãng sản xuất thương mại ATCC mã số HB-8065TM. Tiến hành tối ưu hóa số lượng tế bào khi kích thích, xác định nồng độ và thời điểm thu hoạch tế bào với tiêu chí ứ mỡ hiệu quả và không ảnh hưởng đến hoạt động tế bào. Kết quả: Mô hình in vitro gây ứ mỡ trên dòng tế bào HepG2 trong DMEM-no glucose với 10% FBS có nồng độ kháng sinh Gentamicin 50μg/mL với số lượng tế bào ban đầu 4.104 tế bào/ml, được kích thích bởi axit valproic 5mM trong 48 giờ.  Kết luận: Nghiên cứu đã xây dựng thành công mô hình in vitro gây ứ mỡ trên dòng tế bào HepG2 có hiệu quả và độ tái lập cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bai, Xupeng và các cộng sự. (2017), "Valproate induced hepatic steatosis by enhanced fatty acid uptake and triglyceride synthesis", Toxicology Applied Pharmacology. 324, tr. 12-25.
2. Chang, Renin và các cộng sự. (2016), "Study of valproic acid-enhanced hepatocyte steatosis", BioMed Research International. 2016.
3. Komulainen, Tuomas và các cộng sự. (2015), "Sodium valproate induces mitochondrial respiration dysfunction in HepG2 in vitro cell model", Toxicology. 331, tr. 47-56.
4. Kubickova, Barbara và Jacobs, Miriam N (2023), "Development of a reference and proficiency chemical list for human steatosis endpoints in vitro", Frontiers in Endocrinology. 14, tr. 1126880.
5. Pirozzi, Claudio và các cộng sự. (2020), "Butyrate prevents valproate‐induced liver injury: in vitro and in vivo evidence", The FASEB Journal. 34(1), tr. 676-690.
6. Rodrigues, Tatiana Lopes (2017), Evaluation of chemically-induced steatosis in different human in vitro hepatic systems.
7. Yan, Liang và các cộng sự. (2021), "PXR-mediated expression of FABP4 promotes valproate-induced lipid accumulation in HepG2 cells", Toxicology Letters. 346, tr. 47-56.
8. Younossi, Zobair M và các cộng sự. (2016), "Global epidemiology of nonalcoholic fatty liver disease—meta‐analytic assessment of prevalence, incidence, and outcomes", Hepatology. 64(1), tr. 73-84.