ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM RUỘT THỪA CẤP KHÔNG BIẾN CHỨNG BẰNG KHÁNG SINH

Mai Văn Đợi 1, Phạm Văn Năng1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm ruột thừa cấp thường gặp trong cấp cứu bụng, nguy cơ mắc khoảng 7-8%. Phẫu thuật cắt ruột thừa là điều trị chủ yếu, tỉ lệ tử vong từ 0,7-2,4% có và không có biến chứng. Hiệu quả điều trị viêm ruột thừa không biến chứng bằng kháng sinh thành công cao (75-85%) trong 1 năm theo dõi đã được chứng minh. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn viêm ruột thừa cấp không biến chứng bằng kháng sinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả 136 bệnh nhân viêm ruột thừa cấp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ 8/2022 đến 2/2025. Kết quả: Nam/nữ = 6:7, tuổi trung bình: 38,5±13,7 tuổi. Thời gian khởi phát bệnh, nằm viện và nghỉ ốm trung bình lần lượt là 24,8±20,3 giờ, 2,85±0,84 ngày và 4±0,5 ngày. Trong 24 giờ theo dõi, 2 trường hợp phẫu thuật cấp cứu (1,47%). Nội soi đại tràng bình thường chiếm 88,2% và 11,8% polyp đại tràng (polyp tuyến ống). Trong 1 năm theo dõi, tỉ lệ tái phát, thất bại và tử vong lần lượt là 17,6%; 19,12% và 0%. Kết luận: Điều trị viêm ruột thừa cấp không biến chứng bằng kháng sinh an toàn và khả thi. 24 giờ đầu điều trị cần theo dõi sát để phát hiện và phẫu thuật cấp cứu các trường hợp thất bại.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Coursey C A, Nelson R C, Patel M B, et al (2010), "Making the diagnosis of acute appendicitis: do more preoperative CT scans mean fewer negative appendectomies? A 10-year study", Radiology, 254(2), pp. 460-468.
2. Sippola S, Grönroos J, Tuominen R, et al (2017), "Economic evaluation of antibiotic therapy versus appendicectomy for the treatment of uncomplicated acute appendicitis from the APPAC randomized clinical trial", Br J Surg, 104(10), pp. 1355-1361.
3. Flum D R, Davidson G H, Monsell S E, et al (2020), "A Randomized Trial Comparing Antibiotics with Appendectomy for Appendicitis", N Engl J Med, 383(20), pp. 1907-1919.
4. Alnaser M K H, Hassan Q A, Hindosh L N (2018), "Effectiveness of conservative management of uncomplicated acute appendicitis: A single hospital based prospective study", International Journal of Surgery Open, 10(pp. 1-4).
5. Park H C, Kim M J, Lee B H (2017), "Randomized clinical trial of antibiotic therapy for uncomplicated appendicitis", Br J Surg, 104(13), pp. 1785-1790.
6. Vương Thừa Đức, Nguyễn Tạ Quyết (2008), "Cắt ruột thừa nội soi ở người nhiều tuổi", Tạp chí Y Học Việt Nam, (1), pp. 207-214.
7. Phạm Văn Năng, Phạm Văn Lình (2014), "Viêm ruột thừa", Bệnh học Ngoại khoa Tiêu hóa- Gan mật, pp. 102-111.
8. Phan Minh Trí, Đỗ Đình Công (2021), "Viêm ruột thừa cấp", Bệnh học Ngoại khoa Tiêu hóa, pp.8-32.
9. Javanmard-Emamghissi H, Boyd-Carson H, Hollyman M, et al (2021), "Correction to: The management of adult appendicitis during the COVID‑19 pandemic: an interim analysis of a UK cohort study", Tech Coloproctol, 25(1), pp. 149.
10. Salminen P, Tuominen R, Paajanen H, et al (2018), "Five-Year Follow-up of Antibiotic Therapy for Uncomplicated Acute Appendicitis in the APPAC Randomized Clinical Trial", Jama, 320(12), pp. 1259-1265.