ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN GÂY BỆNH VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC – CHỐNG ĐỘC, BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023 - 2024

Ong Văn Phát1, Nguyễn Hữu Chường1, Huỳnh Quang Minh 2, Phạm Thị Ngọc Nga1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm phổi do vi khuẩn đa kháng thuốc ngày càng gia tăng, gây khó khăn trong điều trị và trở thành thách thức lớn tại các cơ sở y tế. Mục tiêu: Xác định đặc điểm vi khuẩn và tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn trên bệnh nhân viêm phổi bệnh viện tại Khoa hồi sức tích cực – chống độc, Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 245 bệnh nhân viêm phổi bệnh viện tại Khoa hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ từ tháng 02/2023 - 12/2024. Kết quả: Nam giới chiếm ưu thế với 56,3%. Đa số bệnh nhân thuộc nhóm tuổi từ 60 trở lên (66,9%). Vi khuẩn gram âm chiếm ưu thế trong viêm phổi bệnh viện (87,3%), với Acinetobacter baumannii (29,8%), Escherichia coli (22,4%) và Klebsiella pneumoniae (21,6%) là các tác nhân chính. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn này rất cao, đặc biệt với beta-lactam, fluoroquinolon và cephalosporin thế hệ 3. Acinetobacter baumannii có mức đề kháng trên 90% với hầu hết kháng sinh, trong khi Klebsiella pneumoniae và Escherichia coli cũng đề kháng mạnh, bao gồm cả carbapenem (35,8-50% và 52,7-63,6% tương ứng). Không có sự khác biệt đáng kể về đề kháng giữa năm 2023 và 2024. Kết luận: Vi khuẩn gram âm vẫn chiếm ưu thế trong viêm phổi bệnh viện với tình trạng đề kháng kháng sinh ở mức cao, đặc biệt với beta-lactam và fluoroquinolon, trong khi carbapenem vẫn còn hiệu quả nhưng đã xuất hiện các chủng đề kháng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lâm Nguyệt Anh, Phạm Thành Suôl (2020), “Đặc điểm vi khuẩn và tình hình đề kháng kháng sinh trên bệnh nhân viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 29/2020, 105-109.
2. Hồ Sĩ Dũng, Hàn Đức Đạt, Ngô Thế Hoàng & cộng sự (2021), "Đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn phân lập được trong đàm ở bệnh nhân cao tuổi vào đợt cấp bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính điều trị nội trú tại Bệnh viện Thống Nhất", Tạp chí Y học lâm sàng, 124, tr.105-112.
3. Hoàng Thị Minh Hòa (2023), “Khảo sát tính kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây viêm phổi thường gặp tại Bệnh viện C Đà Nẵng”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ–số 58/2023, tr.167-173.
4. Nguyễn Việt Hùng (2019), “Phân tích thực trạng tiêu thụ kháng sinh và sử dụng kháng sinh trong viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên”, Luận văn thạc sĩ Dược học, Đại học Dược Hà Nội.
5. Hồng Thị Xuân Liễu, Trần Đỗ Hùng (2023), “Tỷ lệ nhiễm và đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gram âm trên bệnh nhân viêm phổi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2022-2023”, Tạp chí Y học Việt Nam số 527, tr. 95-99.
6. Nguyễn Vĩnh Nghi, Trương Văn Hội và cộng sự, (2017), “Tình hình kháng kháng sinh của các dòng vi khuẩn thường gặp tại Bệnh viện Ninh Thuận năm 2017”, Tạp chí thời sự Y học, 12, tr. 40-46.
7. Nguyễn Thành Nghiêm & Phạm Thành Suôl (2022), "Mô tả đặc điểm vi khuẩn và tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn trên bệnh nhân viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ", Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, (51), tr.140-147
8. Dương Thị Thanh Vân, Ngô Văn Truyền (2019), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi bệnh viện tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 22/2019, 3-5.
9. Matta.R, Hallit.S, Halli.R. t & et al (2018), "Epidemiology and microbiological profile comparison between community and hospital acquired infections: A multicenter retrospective study in Lebanon". Journal of Infection and Public Health, 11(3), pp.405-411.