ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN NHỊP CHẬM SAU CẤY MÁY TẠO NHỊP VĨNH VIỄN

Thị Hoa Bạch 1,, Như Hùng Phạm 1, Thị Phương Thảo Nguyễn 1
1 Bệnh viện Tim Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đánh giá chất lượng cuộc sống (CLCS) liên quan đến sức khỏe là cần thiết để có được cái nhìn tổng quan về CLCS của người bệnh, từ đó có chiến lược phù hợp để nâng cao sức khỏe về tinh thần, thể chất cho người bệnh. Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh rối loạn nhịp chậm sau cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn bằng bộ câu hỏi AQUAREL và SF 12 tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang người bệnh đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn tại Bệnh viện Tim Hà Nội trong thời gian từ tháng 6/2020 đến 10/2020. Xử lý số liệu theo phần mềm STATA 14. Kết quả: có 105 người bệnh, tuổi trung bình là 65,35 ± 13,71, tỷ lệ nữ giới chiếm 62,86%, theo thang điểm AQUAREL điểm CLCS tốt nhất sau cấy máy là chức năng rối loạn nhịp chậm (72,52 ± 16,83; 91,19 ± 9,03; 96,19 ± 5,70), thấp nhất là khó chịu ở ngực (60,24 ± 12,07; 86,46 ± 10,52; 95,36 ± 6,14), theo SF – 12 điểm CLCS của sức khỏe tinh thần (55,62 ± 8,14; 56,71 ± 4,58; 56,86 ± 2,47) cao hơn điểm CLCS sức khỏe thể chất (38,93 ± 8,07; 43,26 ± 7,89; 51,75 ± 5,54). Kết luận: CLCS của người bệnh sau đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn cải thiện hơn so với trước can thiệp và tăng dần sau 1, 3, 6 tháng (theo thang điểm AQUAREL) và tăng từ mức thấp lên mức khá cao (theo thang điểm SF 12).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Như Hùng, Trần Song Giang và công sự. “Thực trạng cấy máy tạo nhịp 1 buồng và 2 buồng tim trong điều trị nhịp chậm tại Viện tim mạch Việt Nam’’. Tạp chí tim mạch học Việt Nam số 65, 64-69 tạo nhịp tim. Luận văn tiến sĩ Y khoa: Học viện quân Y 103.2005.
2. Trương Đắc Cường. Nghiên cứu sự thay đổi chất lượng cuộc sống của bệnh nhân rối loạn nhịp chậm trước và sau cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn. Đề tài tốt nghiệp Trường đại học Y Hà Nội năm 2014.
3. Đỗ Thị Diệu Linh (2015), Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân rối loạn nhịp tim sau cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn năm 2015. Đề tài tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng, trường Đại học Thăng Long.
4. Mond HG, Proclemer A (2011). “ the 11th world survery of cảdiac pacing and implantable cardioverter – defibrillators: calendả year 2009 – a World society of Arrhythmia’s project”. Pacing Clin Electrophysiol, 34(8), 1013 – 1027.
5. Fleischmann K.E, Orav E.J, Lamas G.A, et al (2006). “Pacemaker implantation and quality of life in the Mode Selection Trial (MOST)”. Heart rhythm, 3(6), 653 – 659.
6. Barros R T d, Carvalho S M R d, Silva M A d M, et al (2014). "Evaluation of patients' quality of life aspects after cardiac pacemaker implantation". Brazilian Journal of Cardiovascular Surgery, 29 (1), 37-44.
7. Udo E.O, van Hemel N M, Zuithoff N P, et al (2013). “Long tem quality – of – life in patients with bradycardia pacemaker implantation”. Internationnal Journal of cardiology, 168 (3), 2159 – 2163.
8. Stofmeel M.A, Post W, Kelder JC, et al (2001). “Changes in quality – of – life after pacermaker implantation: Responsiveness of the Aquarel questionnaire”. Pacing and Clinical Electrophysiology, 24 (3), 288