PHẪU THUẬT ROBOT CẮT THẬN TẬN GỐC TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO THẬN: QUY TRÌNH KỸ THUẬT TỪNG BƯỚC ĐỂ CẢI THIỆN KỸ NĂNG, KINH NGHIỆM QUA 25 TRƯỜNG HỢP TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN

Nguyễn Hoàng Luông1,, Trần Vĩnh Hưng1
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đánh giá và phân tích kinh nghiệm phẫu thuật robot cắt thận tận gốc trong điều trị ung thư biểu mô tế bào thận, quy trình kỹ thuật từng bước để cải thiện kỹ năng cho các phẫu thuật viên tại Bệnh viện Bình Dân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu của chúng tôi là mô tả hàng loạt trường hợp, chúng tôi chọn tất cả các bệnh nhân bị bướu thận đặc chẩn đoán bằng CT scan hoặc MRI hệ niệu tại Bệnh viện Bình Dân được thực hiện phẫu thuật robot trong cắt thận tận gốc từ 12/2023 đến 10/2024 theo đúng quy trình kỹ thuật. Kết quả: Ghi nhận 25 bệnh nhân (14 nam, 11 nữ, tỷ lệ nam/nữ: 1,3/1, trung bình 59,5 tuổi; từ 35 đến 70) được điều trị cắt thận tận gốc bằng phẫu thuật robot. Bướu thận vị trí bên trái là 13 trường hợp (52%), bên phải là 12 (48%). Kích thước bướu thận là 74 ± 39mm, trong đó có 5 trường hợp giai đoạn cT1N0M0 (20%), 18 trường hợp giai đoạn cT2N0-1M0 (72%), 2 trường hợp giai đoạn cT3aN0M0 (8%). Thời gian phẫu thuật trung bình là 132 phút. Lượng máu mất ước lượng 88ml. Trường hợp cần truyền máu 0 trường hợp. Biến chứng chính (Clavien ≥ 3) không có. Thời gian nằm viện 2,9 ngày. Giải phẫu bệnh sau phẫu thuật của 25 trường hợp ung thư biểu mô tế bào thận gồm: 18 trường hợp là loại tế bào sáng (72%), 5 là dạng nhú (20%) và 2 tế bào kỵ màu (chromophobe, chiếm 4%). Kết luận: Nghiên cứu này bao gồm 25 bệnh nhân mắc ung thư biểu mô tế bào thận khu trú, bao gồm cả những trường hợp có chồi bướu trong tĩnh mạch thận, phẫu thuật robot trong cắt thận tận gốc đã được thực hiện trong khoảng thời gian phẫu thuật chấp nhận được, khả thi và an toàn mà không có biến chứng đáng kể.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ljungberg B, Bex A, Albiges L et al, "EAU Guidelines on Renal Cell Carcinoma", European Association of Urology, Limited Update March 2024.
2. Motzer RJ, Jonasch E, Agarwa N et al, "NCCN Clinical Practice Guidelines in Oncology: Kidney Cancer", National Comprehensive Cancer Network, Version 1, 2025.
3. Klingler DW, Hemstreet GP, Balaji KC et al, "Feasibility of robotic radical nephrectomy initial results of single-institution pilot study", J Urology, 65, 2005, pp. 1086 - 1089.
4. Abaza R, "Robotic Radical Nephrectomy", Robotic Surgery, Springer International Publishing AG 2018, pp. 71 - 77. doi: 10.1007/978-3-319-65864-3.
5. Jeong IG, Khandwala YS, Kim JH, et al, "Association of robotic-assisted vs laparoscopic radical nephrectomy with perioperative outcomes and health care costs", JAMA, 318, 2017,
pp. 1561 - 1568.
6. Helmers MR, Ball MW, Gorin MA et al, "Expand Robotic versus laparoscopic radical nephrectomy: comparative analysis and cost considerations", Can J Urology, 23(5), 2016,
pp. 8435 - 8440.
7. Anele UA, Marchioni M, Yang B et al, "Robotic versus laparoscopic radical nephrectomy: a large multi- institutional analysis", World J Urol, 37(11), 2019, pp. 2439 – 2450. doi: 10.1007/ s00345-019-02657-2.
8. Davila HH., Storey RE., Rose MC. et al, "Robotic-assisted laparoscopic radical nephrectomy using the Da Vinci Si system: how to improve surgeon autonomy. Our step-by-step technique", J Robotic Surg, 10, 2016, pp . 285 – 288. DOI 10.1007/s11701-016-0608-6.
9. Stout TE, Gellhaus PT et al, "Robotic Partial vs Radical Nephrectomy for Clinical T3a Tumors: A Narrative Review", Journal Of Endourology, Volume 37, Number 9 (2023), pp. 978 – 985. doi: 10.1089/end.2023.0173.