ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA NEOSTIGMIN VÀ ATROPIN ĐỂ ĐIỀU TRỊ ĐAU ĐẦU SAU GÂY TÊ TỦY SỐNG HOẶC GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG TRONG SẢN KHOA

Thị Hoài Khanh Lương 1,, Duy Ánh Nguyễn 2, Đức Lam Nguyễn 3
1 Bệnh viện Sản nhi Nghệ An
2 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của Neostigmin và Atropin để điều trị đau đầu sau gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng trong sản khoa. 60 sản phụ đau đầu sau gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng, đủ tiêu chuẩn lựa chọn được phân bố ngẫu nhiên để điều trị bằng Neostigmin 20mcg/kg và Atropin 10mcg/kg hoặc Paracetamol 1g. Kết quả cho thấy điểm VAS trung bình khi bệnh nhân ngồi thẳng 15 phút khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (p < 0,05) ở các thời điểm sau tiêm thuốc 6 giờ, 12 giờ, 24 giờ, 36 giờ, 48 giờ, 72 giờ. Nhóm Neostigmin + Atropin không có bệnh nhân nào cần làm thủ thuật vá máu ngoài màng cứng trong khi nhóm Paracetamol có 6 bệnh nhân (p<0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Guglielminotti J., Landau R., và Li G. (2019). Major Neurologic Complications Associated With Postdural Puncture Headache in Obstetrics: A Retrospective Cohort Study. Anesth Analg, 129(5), 1328–1336.
2. Ghaleb A. (2010). Postdural puncture headache. Anesthesiol Res Pract, 2010, 102967.
3. Kwak K.-H. (2017). Postdural puncture headache. Korean J Anesthesiol, 70(2), 136–143.
4. Plewa M.C. và McAllister R.K. (2021). Postdural Puncture Headache. StatPearls. StatPearls Publishing, Treasure Island (FL).
5. Abdelaal Ahmed Mahmoud A., Mansour A.Z., Yassin H.M. và cộng sự. (2018). Addition of Neostigmine and Atropine to Conventional Management of Postdural Puncture Headache: A Randomized Controlled Trial. Anesth Analg, 127(6), 1434–1439.
6. Amorim J.A., Gomes de Barros M.V., và Valença M.M. (2012). Post-dural (post-lumbar) puncture headache: risk factors and clinical features. Cephalalgia Int J Headache, 32(12), 916–923.
7. L’ubuský M., Berta E., Procházka M. và cộng sự. (2006). [Development of incidence of post-dural puncture headache in patients undergoing caesarean section in spinal anaesthesia at the Department of Obstetrics and Gynecology in Olomouc during 2003-2004]. Cas Lek Cesk, 145(3), 204–208.
8. Imarengiaye C. và Ekwere I. (2006). Postdural puncture headache: a cross-sectional study of incidence and severity in a new obstetric anaesthesia unit. Afr J Med Med Sci, 35(1), 47–51.
9. Headache Classification Subcommittee of the International Headache Society (2004). The International Classification of Headache Disorders: 2nd edition. Cephalalgia Int J Headache, 24 Suppl 1, 9–160.