KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ, ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG PHỤ CỦA ELTROMBOPAG TRONG GIẢM TIỂU CẦU MIỄN DỊCH DAI DẲNG, MẠN TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Giảm tiểu cầu miễn dịch là một rối loạn tự miễn làm giảm số lượng tiểu cầu lưu thông do bị phá hủy ở lách và mẫu tiểu cầu không có khả năng phục hồi số lượng tiểu cầu bình thường. Hiện nay việc sử dụng eltrombopag là một chất chủ vận thụ thể thrombopoietin làm tăng số lượng tiểu cầu đang được chỉ định cho những bệnh nhân giảm tiểu cầu miễn dịch dai dẳng, mạn tính không đáp ứng điều trị hàng một. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả điều trị, độc tính và tác dụng phụ của eltrombopag trong giảm tiểu cầu miễn dịch dai dẳng, mạn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu trên 89 bệnh nhân giảm tiểu cầu miễn dịch dai dẳng, mạn tính sử dụng eltrombopag từ năm 2018-2023 tại Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học. Kết quả: Thời gian sử dụng thuốc eltrombopag trung bình là 43,4 (19,3 - 89) tuần. Thời gian đáp ứng sau sử dụng thuốc trung bình là 5 tuần. 74,2% bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn với eltrombopag, 13,5% bệnh nhân đáp ứng một phần và 12,4% bệnh nhân không đáp ứng. Nhóm bệnh nhân < 16 tuổi có ít nhất 1 đáp ứng về tiểu cầu, chiếm 75%. Nhóm bệnh nhân ≥ 16 tuổi có đáp ứng tiểu cầu 85,7%. Trước khi được điều trị với eltrombopag có 79,8% bệnh nhân cần truyền tiểu cầu, sau khi được điều trị với eltrombopag thì tỉ lệ này giảm còn 20,2%. Tỉ lệ đạt đáp ứng tiểu cầu trên toàn bộ dân số nghiên cứu là 84,3% và bền vững sau 32 tuần dùng thuốc. 22,5% bệnh nhân có biến chứng trong quá trình sử dụng eltrombopag: đau nhức xương khớp (5,6%), nhiễm trùng hô hấp trên (4,5%), mệt mỏi (4,5%), rong kinh (3,4%), phát ban (2,2%), tăng men gan (1,1%), buồn nôn (1,1%). Không có bệnh nhân nào phải ngưng điều trị vì tác dụng phụ của eltrombopag.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
eltrombopag, immune thrombocytopenic purpura
Tài liệu tham khảo


2. Ghanima W, Cooper N, Rodeghiero F, et al. Thrombopoietin receptor agonists: ten years later. Haematologica. Jun 2019;104(6):1112-1123. doi:10.3324/haematol.2018.212845


3. Nguyễn Thị Ngọc Sang HDBT, Lê Thanh Chương và cs. Đánh giá hiệu quả điều trị của phác đồ có trên bệnh nhân giảm tiểu cầu miễn dịch kháng corticoid. Tạp chí y học Việt Nam 2022;520(tháng 11)(Số đặc biệt):410-415.

4. Saleh MN, Bussel JB, Cheng G, et al. Safety and efficacy of eltrombopag for treatment of chronic immune thrombocytopenia: results of the long-term, open-label EXTEND study. Blood, The Journal of the American Society of Hematology. 2013;121(3):537-545.

5. Wong RSM, Saleh MN, Khelif A, et al. Safety and efficacy of long-term treatment of chronic/persistent ITP with eltrombopag: final results of the EXTEND study. Blood. Dec 7 2017;130(23):2527-2536. doi:10.1182/blood-2017-04-748707


6. Chouhan JD, Herrington JD. Treatment options for chronic refractory idiopathic thrombocytopenic purpura in adults: focus on romiplostim and eltrombopag. Pharmacotherapy: The Journal of Human Pharmacology and Drug Therapy. 2010;30(7):666-683.

7. Garnock-Jones KP. Eltrombopag: a review of its use in treatment-refractory chronic primary immune thrombocytopenia. Drugs. 2011;71:1333-1353.

8. Nguyễn Oanh Thùy Linh CTL, Kiều Thị Mỹ Liên và cs. Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị của eltrombopag trên người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn người lớn dai dẳng và mạn tính tại bệnh viện Truyền máu - Huyết học. Tạp chí y học Việt Nam. Tháng 11 2022;520(Số đặc biệt):402 - 409.
