SO SÁNH PHÁC ĐỒ PPOS VÀ ANTAGONIST: ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU VỀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHÔI QUA HỆ THỐNG TIME-LAPSE TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Đào Duy Thành1,, Lê Ngọc Dung1, Nguyễn Thanh Hoa1, Nguyễn Thị Linh1, Nguyễn Thị Mỹ Dung1, Phạm Thúy Nga1
1 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh kết quả điều trị và sự phát triển phôi qua hệ thống Time-Lapse giữa hai phác đồ PPOS và Antagonist. Đối tượng và phương pháp: 192 bệnh nhân, trong đó có 96 bệnh nhân sử dụng phác đồ GnRH antagonist và 96 bệnh nhân sử dụng phác đồ PPOS từ tháng 7/2022 tới tháng 12/2022 tại Khoa Hỗ trợ sinh sản và Nam học - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. So sánh đặc điểm chu kỳ kích thích buồng trứng, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ phôi D5, số lượng và chất lượng phôi tốt ngày 5, đặc điểm động học của phôi qua hệ thống Time-Lapse ở 2 nhóm phác đồ. Kết quả: Tổng thời gian kích thích buồng trứng ở nhóm PPOS ngắn hơn so với nhóm GnRH antagonist (P<0,05). Nồng độ LH trong huyết thanh vào ngày trigger ở nhóm Antagonist thấp hơn nhóm PPOS (P<0,05), không có sự khác biệt về tỷ lệ có thai và có thai lâm sàng giữa 2 nhóm. Kết luận: Dydrogesteron có thể thay thế việc sử dụng thuốc đối kháng GnRH để ngăn ngừa sự gia tăng LH sớm, với những ưu điểm của việc dùng đường uống và khả năng giảm chi phí.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chen H, Teng XM, Sun ZL, Yao D. Comparison of the cumulative live birth rates after 1 in vitro fertilization cycle in women using gonadotropin-releasing hormone antagonist protocol vs. progestin-primed ovarian stimulation: a propensity score–matched study. Fertil Steril. 2022; 118(4): 701-712. doi:10.1016/ j.fertnstert. 2022.06.012
2. Bosch E, Valencia I, Escudero E. Premature luteinization during gonadotropin-releasing hormone antagonist cycles and its relationship with in vitro fertilization outcome. Fertil Steril. 2003; 80(6): 1444-1449. doi:10.1016/j.fertnstert. 2003.07.002
3. Ata B, Seli E. Strategies for Controlled Ovarian Stimulation in the Setting of Ovarian Aging. Semin Reprod Med. 2015;33(6):436-448. doi:10.1055/s-0035-1567818
4. Guan S, Feng Y, Huang Y. Progestin-Primed Ovarian Stimulation Protocol for Patients in Assisted Reproductive Technology: A Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials. Front Endocrinol. 2021;12: 702558. doi:10.3389/fendo. 2021.702558
5. Lê Khắc Tiến. Sử dụng Progestin để ngăn đỉnh LH sớm trong kích thích buồng trứng. Paper presented at: IVF Experts meeting 172022.
6. Tu X, You B, Jing M, Lin C. Progestin-Primed Ovarian Stimulation Versus Mild Stimulation Protocol in Advanced Age Women With Diminished Ovarian Reserve Undergoing Their First In Vitro Fertilization Cycle: A Retrospective Cohort Study. Front Endocrinol. 2021;12:801026. doi:10.3389/fendo.2021.801026
7. Ata B, Capuzzo M, Turkgeldi E. Progestins for pituitary suppression during ovarian stimulation for ART: a comprehensive and systematic review including meta-analyses. Hum Reprod Update. 2021;27(1):48-66. doi:10.1093/humupd/dmaa040
8. Huang B, Ren X, Wu L. Elevated Progesterone Levels on the Day of Oocyte Maturation May Affect Top Quality Embryo IVF Cycles. PloS One. 2016;11(1): e0145895. doi:10.1371/journal.p one.0145895
9. Vanni VS, Somigliana E, Reschini M. Top quality blastocyst formation rates in relation to progesterone levels on the day of oocyte maturation in GnRH antagonist IVF/ICSI cycles. PloS One. 2017;12(5): e0176482. doi:10.1371/ journal.pone.0176482
10. Bu Z, Zhao F, Wang K. Serum progesterone elevation adversely affects cumulative live birth rate in different ovarian responders during in vitro fertilization and embryo transfer: a large retrospective study. PloS One. 2014;9(6): e100011. doi:10.1371/journal.pone.0100011