ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHI NHIỄM HO GÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Trần Minh Điển1,, Đỗ Thị Thúy Nga1, Nguyễn Mạnh Cường2, Phùng Thị Bích Thủy1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Học viện Quân Y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm bệnh nhi nhiễm ho gà điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Bệnh nhi dưới 16 tuổi được chẩn đoán xác định mắc ho gà bằng kỹ thuật real-time PCR, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/2019 đến 12/2020. Kết quả: Trẻ nhiễm vi khuẩn ho gà nhập viện chủ yếu nhóm dưới 4 tháng tuổi (75,7%), tỷ lệ trẻ nam mắc bệnh ho gà cao hơn trẻ nữ (nam/nữ ≈ 1,23/1). Trẻ mắc ho gà hầu hết là trẻ chưa được tiêm chủng chiếm 85,9% (328/382). Số ca mắc ho gà rải rác quanh năm, tuy nhiên bệnh có xu hướng thấp hơn trong các tháng mùa đông. Ngày xét nghiệm Real-time PCR ho gà hay gặp nhất là ngày thứ 10, trung bình là ngày thứ 12,4. Có 23,6% (90/382) số trẻ mắc ho gà có bội nhiễm các căn nguyên vi sinh vật khác, trong đó chủ yếu là bội nhiễm vi rút 70,0% (63/90), vi khuẩn 40,0% (36/90) và nấm là 1,1% (1/90). Đặc biệt, có 17,8% (16/90) số trẻ bội nhiễm ít nhất 2 căn nguyên vi sinh vật. Kết luận: Trẻ mắc ho gà nhập viện chủ yếu là nhóm trẻ dưới 4 tháng tuổi, và chưa đến tuổi tiêm phòng. Trẻ mắc ho gà chủ yếu bội nhiễm căn nguyên vi rút. Kỹ thuật real-time PCR có ý nghĩa trong chẩn đoán sớm bệnh nhi ho gà.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sarah S. Long, Kathryn M. Edwards, Jussi Mertsola (2018). Bordetella pertussis (Pertussis) and Other Bordetella Species. Principles and Practice of Pediatric Infectious Diseases. fifth edition, Elsevier, Philadelphia, p 4574-4618.
2. Thành quả chương trình tiêm chủng mở rộng. , accessed: 12/17/2021.
3. Báo cáo tổng kết Tiêm chủng mở rộng năm 2018 - Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương.pdf. .
4. Cherry J.D., Tan T., Wirsing von König C.-H., et al. (2012). Clinical Definitions of Pertussis: Summary of a Global Pertussis Initiative Roundtable Meeting, February 2011. Clin Infect Dis, 54(12), 1756–1764.
5. Lê Thanh Hải (2020). Bệnh ho gà. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em. Bệnh viện Nhi Trung ương, 262–267.
6. Lanotte P., Plouzeau C., Burucoa C., et al. (2011). Evaluation of Four Commercial Real-Time PCR Assays for Detection of Bordetella spp. in Nasopharyngeal Aspirates ▿. J Clin Microbiol, 49(11), 3943–3946.
7. Đỗ Thiện Hải, Dương Thị Hồng, Đỗ Thúy Nga, Hoàng Thị Thu Hà H.Y. học dự phòng V. (2016). Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng bệnh ho gà ở trẻ em được chẩn đoán ho gà tại bệnh viện Nhi trung ương, giai đoạn 2012 – 2014. Tạp chí Y học Dự phòng, 6(179), 35–41.
8. Phạm Thái Sơn, Trần Ngọc Xuân, Phạm Thị Thuỳ Dung, Nguyễn Kim Thuỳ, Lê Việt Cường, Nguyễn Hoàng Phương Anh, Đỗ Châu Việt H.Y. học dự phòng V. (2019). Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị ở bệnh nhi mắc ho gà nằm tại viện Nhi Đồng 2, thành phố Hồ Chí Minh năm 2018. Tạp chí Y học Dự phòng, 29(11), 69–76.
9. Valle-Mendoza J., Silva-Caso W., Aguilar-Luis M.A., et al. (2018). Bordetella pertussis in children hospitalized with a respiratory infection: clinical characteristics and pathogen detection in household contacts. BMC Res Notes, 11.