NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI CHỈ SỐ NHÃN ÁP SAU PHẪU THUẬT RELEX SMILE TRÊN NGƯỜI BỆNH CÓ CHIỀU DÀY GIÁC MẠC DÀY

Trương Như Hân1,, Phạm Ngọc Đông1, Phan Trọng Dũng2
1 Bệnh viện Mắt Trung ương
2 Bệnh viện ĐKKV Tây Bắc Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi chỉ số nhãn áp sau phẫu thuật ReLEX Smile trên người bệnh có chiều dày giác mạc dày. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 40 mắt của 20 người bệnh có tật khúc xạ cận thị - loạn thị điều trị bằng phương pháp ReLEX Smile tại bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 3/2020 đến tháng 10/2020, thiết kế theo nghiên cứu tiến cứu, mô tả lâm sàng không có nhóm chứng. Kết quả: Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 19,9±2,8 tuổi, thị lực tại các thời điểm đánh giá sau phẫu thuật đều >20/30; chiều dày giác mạc trung bình trước phẫu thuật là 575,1± 25mm, sau phẫu thuật 3 tháng là 499,5±28mm; 50% người bệnh có khúc xạ cầu tương đương trước phẫu thuật ở mức trung bình (-3,25D - -6D). Nhãn áp trước phẫu thuật là 16,35 ±2,53 mmHg,sau 3 tháng là 10,5±2,1 mmHg, sự khác biệt về nhãn áp giữa thời điểm 1 tuần, 1 tháng so với trước phẫu thuật có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Kết luận: Nhãn áp trung bình sau phẫu thuật ReLEX Smile giảm so với mức nhãn áp trước phẫu thuật, điều này có liên quan chặt chẽ với độ khúc xạ cầu tương đương, lượng mô giác mạc cắt bỏ và chiều dày phần giác mạc còn lại.Vì vậy, theo dõi chặt chẽ bệnh nhân sau phẫu thuật khúc xạ bao gồm cả kiểm tra định kì nhãn áp rất quan trọng trong đánh giá chức năng nhãn cầu, cần đánh giá tiền sử người bệnh chặt chẽ để sàng lọc và đánh giá bệnh lý glocom.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Đoàn Thanh Nhất. Khảo Sát Sự Thay Đổi Chất Lượng Thị Giác Trước và Sau Phẫu Thuật SMILE. Đại học Y dược TP.HCM; 2019.
2. Pidro A, Biscevic A, Pjano MA, Mravicic I, Bejdic N, Bohac M. Excimer Lasers in Refractive Surgery. Acta Inform Medica. 2019;27(4):278-283. doi:10.5455/aim.2019.27.278-283
3. Sutton G, Hodge C. Accuracy and Precision of LASIK Flap Thickness Using the IntraLase Femtosecond Laser in 1000 Consecutive Cases. J Refract Surg Thorofare NJ 1995. 2008;24:802-806. doi:10.3928/1081597X-20081001-06
4. Agarwal A, Agarwal A, Jacob S. Refractive surgery. 2nd ed. New Delhi: Jaypee Brothers Publishers, 2009; p. 152–154.
5. Jin Y, Wang Y, Xu L, et al. Comparison of the Optical Quality between Small Incision Lenticule Extraction and Femtosecond Laser LASIK. J Ophthalmol. 2016;2016:2507973.
6. Lin F, Xu Y, Yang Y. Comparison of the visual results after SMILE and femtosecond laser-assisted LASIK for myopia. J Refract Surg Thorofare NJ 1995. 2014;30(4):248-254.
7. Vestergaard AH, Grauslund J, Ivarsen AR, Hjortdal JØ. Efficacy, safety, predictability, contrast sensitivity, and aberrations after femtosecond laser lenticule extraction. J Cataract Refract Surg. 2014;40(3):403-411.
8. Ajazaj V, Kaçaniku G, Asani M, Shabani A, Dida E. Intraocular Pressure After Corneal Refractive Surgery. Med Arch. 2018;72(5):341-343. doi:10.5455/medarh.2018.72.341-343