TÌM HIỂU BIẾN THIÊN NHỊP TIM Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 CÓ ĐƯỜNG HUYẾT KHÔNG ỔN ĐỊNH

Thị Tâm Trần 1, Trần Linh Phạm 2,
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam
2 Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Biến thiên nhịp timphản ánh tác động của thần kinh tự chủ lên tim và có giá trị tiên lượng khả năng xuất hiện rối loạn nhịp timnguy hiểm và tỷ lệ tử vong. Người bệnh Đái tháo đường có tỷ lệ cao biến chứng thần kinh tự chủ làm giảm chất lượng cuộc sống và tăng nguy cơ tử vong tim mạch. Mục tiêu của nghiên cứu này là: Khảo sát một số chỉ số biến thiên nhịp tim ở người bệnh Đái tháo đường type 2 có đường huyết không ổn định bằng Holter điện tâm đồ 24h và tìm hiểu mối tương quan giữa một số chỉ số biến thiên nhịp tim với nồng độ đường huyết ở đối tượng nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 50 người bệnh Đái tháo đường có đường huyết không ổn định được theo dõi Holter điện tâm đồ 24 giờ và đường máu mao mạch 5 lần trong ngày. Kết quả nghiên cứu: Các chỉ số biến thiên nhịp tim như độ lệch chuẩn của các nhát bóp bình thường trên toàn bộ Hoter điện tim 24 giờ (SDNN), trung bình của độ lệch chuẩn tất cả các khoảng RR bình thường của tất cả các đoạn 5 phút trên toàn bộ Holter điện tim 24 giờ (ASDNN), độ lệch chuẩn của các khoảng RR bình thường trong mỗi 5 phút của toàn bộ Holter điện tim 24 giờ (SDANN), trung bình của căn bậc hai tổng các bình phương đoạn RR (RMSSD) ở người bệnh Đái tháo đường typ 2 có đường huyết không ổn định đều thấp hơn so với người khỏe mạnh. Nhóm hạ đường huyết có các chỉ số biến thiên nhịp tim theo thời gian thấp hơn nhóm đường huyết cao. SDNN, ASDNN, SDANN tương quan thuận với HbA1c ở nhóm đường huyết cao và tương quan nghịch với HbA1c ở nhóm hạ đường huyết. Các chỉ số biến thiên nhịp tim theo thời gian tương quan tương quan nghịch hoặc không có mối tương quan với nồng độ đường huyết các thời điểm kiểm tra. Thời khoảng QT hiệu chỉnh tối đa (QTc max) ở nhóm hạ đường huyết cao hơn nhóm đường huyết cao và có tương quan nghịch mức độ vừa với nồng độ đường huyết 6h và 11h trước ăn ở nhóm hạ đường huyết. Các rối loạn nhịp tim không tương quan với nồng độ đường huyết. Kết luận: Các chỉ số biến thiên nhịp tim theo thời gian ở bệnh nhân Đái tháo đường typ 2 thấp hơn so với người khỏe mạnh và có tương quan vừa với HbA1c, tương quan yếu với nồng độ đường huyết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Guideline ADA 2020. Glycemic Targets: Standards of Medical Care in Diabetes—2020 | Diabetes Care.
2. Huỳnh Văn Minh. Holter Điện Tâm Đồ 24h Trong Bệnh Lý Tim Mạch.
3. Kudat, H.; và cs. Heart Rate Variability in Diabetes Patients. J. Int. Med. Res.2006, 34 (3), 291–296.
4. Vukomanovic, V. và cs. Association between Functional Capacity and Heart Rate Variability in Patients with Uncomplicated Type 2 Diabetes. Blood Press.2019, 28 (3), 184–190.
5. Benichou, T. và cs. Heart Rate Variability in Type 2 Diabetes Mellitus: A Systematic Review and Meta–Analysis. PLOS ONE 2018, 13 (4), e0195166.
6. Victoria L Fisher và cs. Cardiac autonomic neuropathy in patients with diabetes mellitus: current perspectives. Dovepress J. Diabetes, Metabolic Syndrome and Obesity: Targets and Therapy 2017:10 419–434.
7. Chow, E; và cs. Risk of Cardiac Arrhythmias During Hypoglycemia in Patients With Type 2 Diabetes and Cardiovascular Risk. Diabetes 2014, 63 (5), 1738–1747.