NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐA HÌNH RS3746444 CỦA GEN MICRORNA-499 Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2023-2024

Võ Thị Ngọc Ánh1,, Nguyễn Thị Diễm1, Trương Tú Trạch2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhồi máu cơ tim cấp là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá và tuổi tác. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng yếu tố di truyền, đặc biệt là các đa hình gen, cũng đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của nhồi máu cơ tim cấp. Đa hình rs3746444 của gen microRNA-499 có thể đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ tại Việt Nam. Mục tiêu: Nghiên cứu này mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đa hình rs3746444 của gen microRNA-499 ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 75 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tại khoa Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ, từ tháng 08 năm 2023 đến tháng 06 năm 2024. Kết quả: Đa số bệnh nhân là nam giới (73,3%), tuổi trung bình 64,73 ± 10,1. Các yếu tố nguy cơ nổi bật gồm tăng huyết áp (82,6%), rối loạn lipid máu (85,3%) và hút thuốc lá (42,6%). Tổn thương phổ biến ở thành trước (36,5%) và thành hoành (34,7%). Phân độ Killip I chiếm 81,3%, với 44% bệnh nhân có EF ≤ 40%. Về di truyền, allele A (90%) và kiểu gen AA (80%) chiếm ưu thế, kiểu gen AG chiếm 20%, không ghi nhận kiểu gen đồng hợp GG. Kết luận: Nghiên cứu làm rõ đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhồi máu cơ tim cấp, đồng thời cho thấy vai trò tiềm năng của đa hình rs3746444 của gen microRNA-499 trong cơ chế bệnh sinh. Kết quả nghiên cứu sẽ không chỉ đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị bệnh, mà còn mở ra cơ hội phát triển các biện pháp dự phòng dựa trên đặc điểm di truyền và sinh học của từng cá nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Nhật Tài, Hoàng Văn Sỹ, Trần Nguyễn Phương Hải (2023), "Tần Suất Và Đặc Điểm Của Hội Chứng Chuyển Hóa Trên Bệnh Nhân Nhồi Máu Cơ Tim Cấp", Tạp chí Y học Việt Nam.
2. Nguyễn Hoàng Giáp, Đặng Đức Minh, Nguyễn Tiến Dũng (2023), "Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Của Bệnh Nhân Nhồi Máu Cơ Tim Cấp Điều Trị Tại Bệnh Viện Trung Ương Thái Nguyên", Tạp chí Y học Việt Nam.
3. Ong Văn Phát, Phạm Thanh Phong, Phạm Thị Ngọc Nga (2024), "Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Của Bệnh Nhân Nhồi Máu Cơ Tim Cấp Tại Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ Năm 2022 - 2024", Tạp chí Y học Việt Nam.
4. M. S. Fawzy, E. A. Toraih (2018), "Association of MIR-499a expression and seed region variant (rs3746444) with cardiovascular disease in Egyptian patients", 73 (2), 131-140.
5. S. J. Kim (2021), "Global Awareness of Myocardial Infarction Symptoms in General Population", Korean Circ J, 51 (12), 997-1000.
6. Jung-Hoon Sung, Sang-Hoon Kim,Woo-In Yang (2016), "miRNA polymorphisms (miR‑146a, miR‑149, miR‑196a2 and miR‑499) are associated with the risk of coronary artery disease", Molecular Medicine Reports.
7. Cunrong Chen, Huashan Hong, Lianglong Chen (2022), "Association of microRNA Polymorphisms with the Risk of Myocardial Infarction in a Chinese Population", Tohoku J Exp Med.