SỰ ĐIỀU CHỈNH TÂM LÍ VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG CÓ HẬU MÔN NHÂN TẠO VÀ NGƯỜI CHĂM SÓC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Hậu môn nhân tạo sau điều trị ung thư đại trực tràng là tác động lớn đến tâm lí người bệnh và mối quan hệ trong gia đình. Nghiên cứu tìm hiểu thêm về sự điều chỉnh tâm lý người bệnh ung thư đại trực tràng khi có hậu môn nhân tạo và sự điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình. Mục tiêu: Đánh giá mức độ điều chỉnh tâm lý của người bệnh ung thư đại trực tràng có hậu môn nhân tạo và sự điều chỉnh mối quan hệ giữa người bệnh với người chăm sóc. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang mô tả với 83 người bệnh và người chăm sóc tham gia trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2024. Nghiên cứu sử dụng thang đánh giá điều chỉnh tâm lí “Ostomy Adjustment Inventory 23” và thang điểm điều chỉnh mối quan hệ “Dyadic Adjustment Scale 7”. Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0, sử dụng thông kê mô tả về mức độ điều chỉnh tâm lí và mối quan hệ. Phép kiểm t- test và Anova để tìm sự khác biệt về điễm số điều chỉnh tâm lí và mối qua hệ với đặc điểm dân số người bệnh và người chăm sóc. Kết quả: Điểm trung bình điều chỉnh tâm lý người bệnh ung thư đại trực tràng có hậu môn nhân tạo là (42,9 ± 13,0) và điều chỉnh mối quan hệ là (29,0 ± 5,1). Điểm trung bình mức độ điều chỉnh mối quan hệ của người chăm sóc là (29,5 ± 5,3). Trình độ học vấn (p=0,015), loại hâu môn nhân tạo (p=0,017), kinh tế (p=0,002), việc làm (p=0,018), và thời gian chăm sóc (p=0,03) có liên quan tới sự điều chỉnh mối quan hệ. Kết luận: Người bệnh ung thư đại trực tràng có hậu môn nhân tạo có mức độ điều chỉnh tâm lý trung bình và có sự tích cực trong điều chỉnh mối quan hệ. Cần có sự hỗ trợ hướng dẫn về tâm lí giúp người bệnh và người chăm sóc để có thể thích nghi tốt hơn với vấn đề hậu môn nhân tạo lâu dài.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tâm lý, mối quan hệ, người bệnh, người chăm sóc, ung thư đại trực tràng.
Tài liệu tham khảo

2. Maria Agastya, Lieske Bettina. Colostomy Care. 01/2023 ed. StatPearls 2023. Updated 28/05/2023. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/ NBK56050

3. Thái Thanh Trúc, Lai Phú Chi, Vũ Thu Thủy. Mức độ điều chỉnh tâm lý và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân mang hậu môn nhân tạo. Tạp chí Y học TPHồ Chí Minh. 2020;24(1):121-127.

4. Gautam Sital PA, Koirala Surya, Paudel Dipak,. Psychosocial adjustment among patients with ostomy: a survey in stoma clinics, Nepal. Nursing: Research and Reviews 2016; 6:13-21.

5. Gautam Sital, Poudel Anju. Effect of gender on psychosocial adjustment of colorectal cancer survivors with ostomy. J Gastrointest Oncol. 2016;7(6):938-945. doi:10.21037/jgo.2016.09.02


6. Kilic Sevcan Toptas, Oz Fatma. Family Caregivers' Involvement in Caring with Cancer and their Quality of Life. Asian Pac J Cancer Prev. 2019;20(6):1735-1741. doi:10.31557/apjcp.2019. 20.6.1735


7. Fernández Martínez Daniel, Rodríguez Infante Antonio, Otero Díez Jorge Luis, Baldonedo Cernuda Ricardo Felipe, Mosteiro Díaz María Pilar, García Flórez Luis Joaquin. Is my life going to change? -a review of quality of life after rectal resection. J Gastrointest Oncol. 2020;11(1):91-101. doi:10.21037/jgo.2019.10.03


8. Morgan Tessa, Ann Williams Lisa, Trussardi Gabriella, Gott Merryn. Gender and family caregiving at the end-of-life in the context of old age: A systematic review. Palliat Med. 2016;30(7): 616-624. doi:10.1177/ 0269216315625857

