NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ SEROTONIN, CORTISOL HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN RỐI LOẠN HỖN HỢP LO ÂU VÀ TRẦM CẢM DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỆN CHÂM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ Serotonin, Cortisol huyết thanh ở bệnh nhân rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm được điều trị bằng điện châm tại Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 120 bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm (F41.2) theo tiêu chuẩn ICD – 10 được chia thành hai nhóm: Nhóm can thiệp được điều trị bằng phương pháp điện châm kết hợp uống thuốc theo phác đồ điều trị rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm của Bệnh viện tâm thần Hà Nội, nhóm đối chứng được điều trị bằng uống thuốc theo phác đồ điều trị rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm của Bệnh viện tâm thần Hà Nội, liệu trình điều trị 56 ngày. Nồng độ Serotonin, Cortisol huyết thanh được đánh giá tại 2 thời điểm sau 28 ngày và 56 ngày điều trị bằng kỹ thuật ELISA. Kết quả: Sau liệu trình điều trị, nồng độ Serotonin, Cortisol huyết thanh ở cả hai nhóm nghiên cứu đều có sự cải thiện rõ rệt so với trước điều trị (p < 0,01). Sự cải thiện nồng độ Serotonin huyết thanh của nhóm can thiệp là tốt hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng, với p < 0,05. Nhóm can thiệp có xu hướng cải thiện nồng độ Cortisol huyết thanh tốt hơn nhóm đối chứng, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05. Kết luận: Điện châm có tác dụng làm thay đổi nồng độ Cortisol, Serotonin huyết thanh, hai chất cơ bản trong cơ chế bệnh sinh của rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm, điện châm, nồng độ Serotonin, Cortisol huyết thanh.
Tài liệu tham khảo

2. Trần Nguyễn Ngọc. (2016). Đặc điểm lâm sàng rối loạn lo âu lan tỏa trên bệnh nhân điều trị tại viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí nghiên cứu Y học,, 101(3), tr. 166 – 172.

3. La Đức Cương. (2009). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm ở bệnh nhân điều trị nội trú. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.

4. Hoàng Bảo Châu (2010). Chứng uất. Nội khoa Y học cổ truyền, tr 136 - 145. Nhà xuất bản Thời đại.

5. Bear, M., Connors, B., & Paradiso, M. (2007). Neuroscience. Lippincott Williams & Wilkins.

6. Nguyễn Tài Thu (1997). Châm cứu sau đại học. Nhà xuất bản Y học.

7. World Health Organization (WHO). (1992). The ICD 10 (pp. 116 - 117). Geneva.
