ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG TRÊN CẮT LỚP VI TÍNH Ở BỆNH NHÂN GÃY MŨI SÀNG Ổ MẮT TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Văn Anh Phan 1,, Hồng Hà Nguyễn 2, Văn Nam Lê 2
1 Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mô tả các đặc điểm tổn thương trên CLVT của nhóm bệnh nhân được điều trị tại Khoa Phẫu thuật Hàm mặt-Tạo hình- Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Qua đó, góp phần hỗ trợ các bác sĩ trong việc chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị cho những bệnh nhân gãy MSOM. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh dựa trên phim CLVT ở 43 bệnh nhân gãy MSOM được điều trị từ thàng 01/2020 đến tháng 04/2021 tại Khoa Hàm mặt- Tạo hình- Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Dùng phần mềm SPSS để phân tích số liệu thống kê. Kết quả: Trong số 43 bệnh nhân, có 37 bệnh nhân (86%) có tổn thương khớp trán – xương hàm trên, 100% có tổn thương khuyết lệ - bờ dưới ổ mắt, 33 bệnh nhân có tổn thương thành trong ổ mắt (76,7%), tổn thương xương chính mũi thấy ở 30 bệnh nhân (69,8%), 34 bệnh nhân có tổn thương vách ngăn (79,1%), 42 bệnh nhân có tụ dịch xoang sàng (97,7%) và 14 bệnh nhân có vỡ các thành xoang trán (32,6%). Tỷ lệ tổn thương theo typ I là hay gặp nhất (65,1%), tiếp đến là typ II (30,2%), ít gặp nhất là typ III (4,7%). Tỷ lệ gãy XHT là cao nhất 74,4%. CTSN chiếm 44,2%. Gãy GMCT và XHD gặp ít hơn với tỷ lệ lần lượt là 27,9% và 16,3%. Kết luận: Phim CLVT là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán gãy MSOM. Bên cạnh đó còn giúp bác sĩ nhanh chóng phát hiện các tổn thương kèm theo như gãy các xương mặt, chấn thương sọ não. Qua đó, nó trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ phẫu thuật viên lên kế hoạch điều trị một cách toàn diện để đạt hiệu quả tốt nhất, giảm thiểu các biến chứng xảy ra .

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hopper RA, Salemy S, Sze RW. Diagnosis of midface fractures with CT: what the surgeon needs to know. Radiogr Rev Publ Radiol Soc N Am Inc. 2006;26(3):783-793. doi:10.1148/rg.263045710
2. Andrews BT, Surek CC, Tanna N, Bradley JP. Utilization of computed tomography image-guided navigation in orbit fracture repair. The Laryngoscope. 2013;123(6):1389-1393. doi:10.1002/ lary.23729
3. Dubois L, Dalmeijer SWR, Steenen SA, Gooris PJ. Obstruction of the Nasal Airway in NOE Fractures. Craniomaxillofacial Trauma Reconstr Open. 2020;5:2472751220940130. doi:10.1177/2472751220940130
4. Onișor-Gligor F, Țenț PA, Bran S, Juncar M. A Naso-Orbito-Ethmoid (NOE) Fracture Associated with Bilateral Anterior and Posterior Frontal Sinus Wall Fractures Caused by a Horse Kick—Case Report and Short Literature Review. Medicina (Mex). 2019; 55(11):731. doi:10.3390/ medicina5 5110731
5. Wei J-J, Tang Z-L, Liu L, Liao X-J, Yu Y-B, Jing W. The management of naso-orbital-ethmoid (NOE) fractures. Chin J Traumatol. 2015; 18(5):296-301. doi:10.1016/j.cjtee.2015.07.006
6. Potter JK, Muzaffar AR, Ellis E, Rohrich RJ, Hackney FL. Aesthetic management of the nasal component of naso-orbital ethmoid fractures. Plast Reconstr Surg. 2006;117(1):10e-18e. doi:10.1097/01.prs.0000195081.39771.57
7. Cruse CW, Blevins PK, Luce EA. Naso-ethmoid-orbital fractures. J Trauma. 1980;20(7):551-556. doi:10.1097/00005373-198007000-00003
8. Nguyễn Hùng Thắng, Vũ Ngọc Lâm, Lê Đức Tuấn (2014), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng gãy phức hợp mũi-sàng-ổ mắt một bên”, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, (6), tr. 102-106.
9. Cultrara A, Turk JB, Har-El G. Midfacial Degloving Approach for Repair of Naso-Orbital-Ethmoid and Midfacial Fractures. Arch Facial Plast Surg. Published online March 1, 2004. doi:10.1001/archfaci.6.2.133