KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ BẰNG INSULIN Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC HÓC MÔN

Đào Trần Thị Chế Khanh1,2, Phạm Thị Bảo Ngọc1, Trương Quốc Kỳ1,
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc Môn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việc khảo sát kiến thức và đánh giá mức độ tuân thủ điều trị bằng insulin ở người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện là một yếu tố quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Kiến thức vững vàng về tình trạng bệnh và phương pháp điều trị, đặc biệt là sử dụng insulin, có thể cải thiện kết quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Mục tiêu của nghiên cứu: Khảo sát kiến thức sử dụng và đánh giá tính tuân thủ điều trị insulin ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 đang được điều trị tại Khoa Khám Bệnh – Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc Môn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên các bệnh nhân ngoại trú đến khám và điều trị bệnh đái tháo đường type 2 tại Khoa Khám Bệnh của Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc Môn trong thời gian từ 01/2024 - 05/2024. Kết quả: Trong tổng số 120 bệnh nhân khảo sát, có 76 bệnh nhân (63,3%) có kiến thức đạt về việc sử dụng insulin, trong khi 44 bệnh nhân (36,7%) không đạt. Phân tích thống kê cho thấy không có yếu tố nào như tuổi, giới tính, khu vực sinh sống, nghề nghiệp, học vấn, tình trạng hôn nhân, BMI, thời gian phát hiện bệnh, chế độ dùng thuốc, thời gian tiêm insulin, thời gian khám sức khỏe định kỳ và bệnh mắc kèm có ảnh hưởng đáng kể đến kiến thức sử dụng insulin (P > 0,05). Bên cạnh đó, tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ sử dụng thuốc đạt được là 99 bệnh nhân (82,5%), trong khi chỉ có 21 bệnh nhân (17,5%) không tuân thủ. Tương tự, không có yếu tố nào tác động đến mức độ tuân thủ trong nhóm nghiên cứu (p > 0,05). Kết luận: Kết quả khảo sát cho thấy rằng khoảng 63,3% bệnh nhân có kiến thức đạt về việc sử dụng insulin, trong khi 36,7% còn thiếu kiến thức. Về mức độ tuân thủ điều trị, 82,5% bệnh nhân cho thấy tính tuân thủ tốt. Những kết quả này cho thấy sự cần thiết của các chương trình giáo dục sức khỏe nhằm cải thiện kiến thức và tuân thủ điều trị bằng insulin cho bệnh nhân ĐTĐ type 2

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Quyết định về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2”, Quyết định số 5481/QĐ-BYT, 2020.
2. Đặng Thị Hân, Trần Thị Bích Đào, Nguyễn Thị Dung, Mai Thị Yến, Cồ Thị Toan. Thực trạng kiến thức tự tiêm insulin của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Nam Định năm 2020, Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, 3(5), 2020.
3. Văn Thị Như Trang và CS. Thực trạng kiểm soát huyết áp và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí nội tiết & đái tháo đường, 26, tr.153-161, 2017.
4. Vũ Thị Thanh Huyền và Lê Thị Hường. Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng Insulin ở bệnh nhân đái tháo đường > 60 tuổi điều trị tại Bệnh viện Lão khoa năm 2012, Tạp chí Y - Dược học quân sự, 6, 2013.
5. Vũ Thuỳ Linh, Vũ Bích Nga, Trịnh Thị Hằng. Đánh giá kiến thức và thực hành tiêm insulin của người bệnh Đái Tháo Đường điều trị tại bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tạp chí Nội tiết và Đái tháo đường, 2020.
6. Donald E Morisky, Alfonso Ang, Marie Krousel-Wood, Harry J Ward. Predictive Validity of A Medication Adherence Measure in an Outpatient Setting, J Clin Hypertens (Greenwich), 2008.
7. Thang Nguyen, Hoang T K Cao, Dung N Quach, Khanh K Le, Sam X Au, Suol T Pham, Thao H Nguyen, Tam T Pham, Katja Taxis. The Vietnamese Version of the Brief Illness Perception Questionnaire and the Beliefs about Medicines Questionnaire: Translation and Crosscultural Adaptation, Tropical Medicine and International Health, 24(12), p.1465-1474, 2019.