GIÁ TRỊ CỦA PHÂN LOẠI IOTA ADNEX TRONG ĐÁNH GIÁ KHỐI U BUỒNG TRỨNG BẰNG SIÊU ÂM TẠI BỆNH VIỆN K
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá giá trị của mô hình IOTA ADNEX trong siêu âm chẩn đoán mức độ lành tính – ác tính của khối u buồng trứng tại bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 54 bệnh nhân trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 05 năm 2021 tại bệnh viện K với lâm sàng nghi ngờ u buồng trứng, được siêu âm trước phẫu thuật và thu thập số liệu theo mô hình IOTA ADNEX, được phẫu thuật với chẩn đoán sau phẫu thuật là u buồng trứng. Đối chiếu kết quả phẫu thuật, kết quả giải phẫu bệnh với mô hình IOTA ADNEX thu thập trước phẫu thuật. Từ đó đánh giá giá trị của mô hình IOTA ADNEX trong siêu âm chẩn đoán mức độ lành tính – ác tính u buồng trứng. Kết quả: Mô hình IOTA ADEX có CA 125 và mô hình IOTA ADNEX không có CA 125 có giá trịtốt trong chẩn đoán phân biệt u buồng trứng lành tính và ác tính với diện tích dưới đường cong ROC (Area under the curve – AUC) lần lượt là 0,977 và 0,968. Ngưỡng cắt tối ưu của mô hình IOTA ADNEX có CA 125 và mô hình IOTA ADNEX không có CA125 lần lượt là 24,5 và 25,2. Tại ngưỡng cắt tối ưu, cả hai mô hình này đều có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính, giá trị dự báo âm tính, độ chính xác lần lượt là 92,3%, 96,8%,96%, 93,8%, 94,7%. Kết luận:Mô hình IOTA ADNEX có CA 125 và mô hình IOTA ADNEX không có CA 125 đều có giá trị cao và tương đồng trong chẩn đoán phân biệt u buồng trứng lành tính và ác tính ở bệnh viện K.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
IOTA ADNEX, CA 125, u buồng trứng, siêu âm
Tài liệu tham khảo
2. Nam G, Lee SR, Jeong K, Kim SH, Moon H-S, Chae HD. Assessment of different NEoplasias in the adneXa model for differentiation of benign and malignant adnexal masses in Korean women. Obstet Gynecol Sci. 2021; 64(3):293-299. doi: 10.5468/ ogs.21012
3. Lê Ngọc Diệp, Tô Mai Xuân Hồng. Giá trị dự đoán độ ác tính u buồng trứng của mô hình IOTA - ADNEX tại bệnh viện Từ Dũ. Y học TP Hồ Chí Minh. 2019;23 (2):207-213.
4. Sayasneh A, Ferrara L, De Cock B, et al. Evaluating the risk of ovarian cancer before surgery using the ADNEX model: a multicentre external validation study. Br J Cancer. 2016;115(5):542-548. doi:10.1038/bjc.2016.227
5. Jeong SY, Park BK, Lee YY, Kim T-J. Validation of IOTA-ADNEX Model in Discriminating Characteristics of Adnexal Masses: A Comparison with Subjective Assessment. JCM. 2020;9(6):2010. doi:10.3390/jcm9062010
6. Van Calster B, Van Hoorde K, Valentin L, et al. Evaluating the risk of ovarian cancer before surgery using the ADNEX model to differentiate between benign, borderline, early and advanced stage invasive, and secondary metastatic tumours: prospective multicentre diagnostic study. BMJ. 2014; 349(oct07 3):g5920-g5920. doi:10.1136/bmj.g5920