GIÁ TRỊ SỨC CĂNG TRỤC DỌC THẤT TRÁI QUA SIÊU ÂM ĐÁNH DẤU MÔ CƠ TIM TRONG DỰ BÁO TỔN THƯƠNG HẸP MẠCH VÀNH CÓ Ý NGHĨA Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH MẠN

Phù Trí Nghĩa1,, Phan Huỳnh Xuân Nữ1, Nguyễn Thế Bảo1,2, Nguyễn Thái Hòa1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chỉ số sức căng trục dọc thất trái (GLS) qua siêu âm đánh dấu mô cơ tim được chứng minh có mối liên quan với tổn thương mạch vành qua một số nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên, dữ liệu tại Việt Nam vẫn còn hạn chế. Mục tiêu: Phân tích khả năng dự báo của GLS qua siêu âm đánh dấu mô cơ tim với tổn thương mạch vành có ý nghĩa ở bệnh nhân hội chứng vành mạn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 40 bệnh nhân nghi ngờ hội chứng vành mạn đến khám tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 03/2023 đến tháng 02/2025. Kết quả: Về đặc điểm chung, tỷ lệ nam/nữ = 1 và có độ tuổi trung bình là 66,0 ± 10,3. Giá trị các thông số về sức căng dọc thất trái ở 40 bệnh nhân hội chứng vành mạn có phân phối chuẩn, trong đó sức căng toàn bộ (GLS-avg %) là -15,30 ± 4,47. Về phân bố số nhánh hẹp có ý nghĩa, ba phần năm đối tượng có hẹp ít nhất 1 nhánh, trong đó, hẹp 2 nhánh chiếm tỷ lệ cao nhất với 30,0%. Các thông số về sức căng trục dọc thất trái có xu hướng giảm dần theo số nhánh hẹp có ý nghĩa, thấp nhất ở nhóm hẹp 3 nhánh. Sự khác biệt ghi nhận đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Sức căng trục dọc thất trái có khả năng dự báo tổn thương hẹp mạch vành có ý nghĩa với diện tích dưới đường cong tốt, AUC = 0,846 ( KTC 95%: 0,717-0,976). Kết luận: Sức căng trục dọc thất thái có xu hướng giảm dần theo số lượng mạch vành tổn thương càng nhiều. GLS bước đầu cho thấy khả năng dự báo tốt về tổn thương hẹp mạch vành có ý nghĩa ở bệnh nhân hội chứng vành mạn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Biering-Sørensen T, Hoffmann S, Mogelvang R, et al. Myocardial strain analysis by 2-dimensional speckle tracking echocardiography improves diagnostics of coronary artery stenosis in stable angina pectoris. Circ Cardiovasc Imaging. 2014;7(1):58-65. doi:10.1161/ CIRCIMAGING.113.000989.
2. Caspar T, Samet H, Ohana M, et al. Longitudinal 2D strain can help diagnose coronary artery disease in patients with suspected non-ST-elevation acute coronary syndrome but apparent normal global and segmental systolic function. Int J Cardiol. 2017;236:91-94. doi:10.1016/ j.ijcard.2017.02.068.
3. Choi JO, Cho SW, Song YB, et al. Longitudinal 2D strain at rest predicts the presence of left main and three vessel coronary artery disease in patients without regional wall motion abnormality. Eur J Echocardiogr. 2009;10(5):695-701. doi:10.1093/ejechocard/jep041.
4. Knuuti J, Wijns W, Saraste A, et al. 2019 ESC Guidelines for the diagnosis and management of chronic coronary syndromes [published correction appears in Eur Heart J. 2020 Nov 21;41(44):4242. doi: 10.1093/eurheartj/ehz825.]. Eur Heart J. 2020;41(3):407-477. doi:10.1093/eurheartj/ehz425.
5. Liou K, Negishi K, Ho S, Russell EA, Cranney G, Ooi SY. Detection of Obstructive Coronary Artery Disease Using Peak Systolic Global Longitudinal Strain Derived by Two-Dimensional Speckle-Tracking: A Systematic Review and Meta-Analysis. J Am Soc Echocardiogr. 2016;29(8):724-735.e4. doi:10.1016/j.echo.2016.03.002.
6. O'Gara PT, Kushner FG, Ascheim DD, et al. 2013 ACCF/AHA guideline for the management of ST-elevation myocardial infarction: a report of the American College of Cardiology Foundation/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines [published correction appears in Circulation. 2013 Dec 24;128(25):e481]. Circulation. 2013;127(4):e362-e425. doi:10.1161/CIR.0b013e3182742cf6.
7. Shimoni S, Gendelman G, Ayzenberg O, et al. Differential effects of coronary artery stenosis on myocardial function: the value of myocardial strain analysis for the detection of coronary artery disease. J Am Soc Echocardiogr. 2011;24(7):748-757. doi:10.1016/j.echo.2011.03.007.