KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN LO ÂU Ở SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Nguyễn Ngọc Lê1, Lê Minh Hoàng1, Lê Thị Gái1, Huỳnh Quang Thái Huy1, Lý Quốc Y1, Thiên Vạn Phúc1, Võ Đỗ Kim Như Ý1, Nguyễn Văn Thống1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn lo âu là một vấn đề sức khỏe tâm thần rất phổ biến hiện nay, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới, trong đó có sinh viên. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả tỉ lệ, đặc điểm và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang với 400 sinh viên ngành Y khoa tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm học 2023-2024. Đánh giá tình trạng rối loạn lo âu theo thang điểm GAD-7, với tổng điểm GAD < 7 là không lo âu và GAD ≥ 7 là rối loạn lo âu. Kết quả: Tỉ lệ rối loạn lo âu là 49,2%. Các yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu gồm có giới tính, tuổi, năm học, kết quả học tập, thể thao, đọc sách hoặc xem phim, đoàn hội, cảm thấy nội quy khó khăn, lịch học và lịch trực, rớt môn, học lại của sinh viên (p ≤ 0,5). Kết luận: Rối loạn lo âu lưu hành với tỉ lệ cao trong sinh viên có khả năng ảnh hưởng đến kết quả học tập và chất lượng cuộc sống sinh viên. Nhà trường cần có nhiều quy định và chính sách hỗ trợ tạo điều kiện thoải mái trong học tập cho sinh viên, song song với đó sinh viên cần phân bố thời gian học tập hợp lý, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa nhiều hơn để phòng tránh các rối loạn lo âu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ranney RM, Behar E, Yamasaki AS (2020). Affect variability and emotional reactivity in generalized anxiety disorder. J Behav Ther Exp Psychiatry;68:101542. doi: 10.1016/j.jbtep.2019.101542. Epub 2019 Dec 16. PMID: 31896042.
2. Mohammadi MR, Pour Dehghan P, Mostafavi SA, Hooshyari Z, Ahmadi N, Khaleghi A (2020). Generalized anxiety disorder: Prevalence, predictors, and comorbidity in children and adolescents. J Anxiety Disord;73:102234. doi: 10.1016/j.janxdis.2020.102234. Epub 2020 May 12. PMID: 32470794.
3. Baxter A.J., Scott K.M., Vos T., Whiteford H.A (2013). “Global prevalence of anxiety disorders: a systematic review and meta-regression”, Psychol Med, 43(05), 897–910.
4. Tong X, An D, McGonigal A, Park SP, Zhou D (2015). Validation of the Generalized Anxiety Disorder-7 (GAD-7) among Chinese people with epilepsy. Epilepsy Res. 2016 Feb;120:31-6. doi: 10.1016/j.eplepsyres.2015.11.019. PMID: 26709880.
5. Hoàng, P. M. ., Cường, N. Q. ., & Thương, C. N. H. . (2024). Rối loạn lo âu và các yếu tố liên quan ở sinh viên trường đại học y khoa phạm ngọc thạch. Tạp Chí Y học Cộng đồng, 64(CD 5 -Nghiên cứu khoa học). https://doi.org/10.52163/yhc.v64i4.717
6. Trần Thị Thu Mai, Nguyễn Ngọc Duy (2015). Rối loạn lo âu của sinh viên một số trường sư phạm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp Chí Khoa học ĐHSP TP.HCM, Số 11(77). https:// doi.org/10.54607/hcmue.js.0.11(77).1486(2015)
7. Lê Thị Vũ Huyền, Trần , T. H. ., Cao , T. P. D. ., & Nguyễn , T. H. . (2024). Rối loạn lo âu ở sinh viên y học dự phòng trường đại học y hà nội năm 2023 và một số yếu tố liên quan. Tạp Chí Y học Việt Nam, 535(1). https://doi.org/ 10.51298/vmj.v535i1.8546.
8. Lê Thị Thanh Hoa, Nguyễn, Đức A., Trương, T. T. D., Phạm, M. H., Hoàng, T. L. C., & Nguyễn, N. A. (2024). Thực trạng rối loạn lo âu xã hội ở sinh viên chính quy năm thứ nhất trường đại học y – dược, đại học thái nguyên năm 2023. Tạp Chí Y học Việt Nam, 539(2). https://doi.org/10.51298/vmj.v539i2.9811.