TẦN SUẤT NGƯNG THỞ TẮC NGHẼN KHI NGỦ Ở NGƯỜI BỆNH RUNG NHĨ KHÔNG DO BỆNH VAN TIM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim phổ biến nhất ở người trưởng thành và được ví như một đại dịch tim mạch thầm lặng toàn cầu của thế kỷ 21. Tính phức tạp trong quản lý bệnh rung nhĩ không chỉ đến từ tỷ lệ tử vong cao mà còn bởi sự đan xen của nhiều bệnh lý đồng mắc. Trong số đó, ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ (NTTNKN) được xem là một bệnh đồng mắc quan trọng và có thể can thiệp hiệu quả nhất để cải thiện quản lý rung nhĩ. Việc phát hiện và điều trị sớm NTTNKN ở nhóm người bệnh này không chỉ giúp tối ưu hóa chiến lược điều trị mà còn góp phần cải thiện tiên lượng và giảm nguy cơ tử vong. Tại Việt Nam, bức tranh tổng thể về mối liên quan giữa NTTNKN và rung nhĩ vẫn còn nhiều khoảng trống. Xuất phát từ thực tế đó, nghiên cứu này được thực hiện tại khoa Tim mạch tổng quát, Bệnh viện Nhân Dân 115 nhằm xác định tần suất NTTNKN ở người bệnh rung nhĩ không do bệnh van tim nhằm góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng chiến lược điều trị rung nhĩ toàn diện và hiệu quả hơn. Mục tiêu: Khảo sát tần suất NTTNKN ở người bệnh rung nhĩ không do bệnh van tim. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 126 người bệnh rung nhĩ không do bệnh van tim tại khoa Tim mạch tổng quát, Bệnh viện Nhân Dân 115 từ tháng 10/2023 đến tháng 06/2024. NTTNKN được chẩn đoán bằng máy Apnea Link, Resmed, theo tiêu chuẩn của phân loại quốc tế về rối loạn giấc ngủ – phiên bản thứ ba (ICSD-3)(1). Biến cố hô hấp được cho điểm dựa trên khuyến cáo năm 2016 của Viện Hàn Lâm Hoa Kỳ về y học giấc ngủ(2). Các đặc điểm dân số học, nhân trắc học và lâm sàng đươc thu thập theo bảng câu hỏi soạn sẵn. Kết quả: Tuổi trung vị của người bệnh là 61, với nam giới chiếm 45,2%. Tần suất NTTNKN ở người bệnh rung nhĩ không do bệnh van tim là 74,6%, với mức độ nhẹ, trung bình và nặng lần lượt là 29,4%; 23% và 22,2%. Kết luận: Tần suất NTTNKN ở người bệnh rung nhĩ không do bệnh van tim là cao. Người thầy thuốc nên chủ động tầm soát NTTNKN ở người bệnh rung nhĩ không do bệnh van tim để tránh bỏ sót chẩn đoán nhằm xây dựng chiến lược điều trị phù hợp, giảm thiểu biến chứng tim mạch liên quan đến cả rung nhĩ và NTTNKN. Đồng thời, việc tăng cường truyền thông giáo dục giúp người bệnh nhận diện sớm triệu chứng NTTNKN là cần thiết.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tần suất, Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ (NTTNKN), Rung nhĩ không do bệnh van tim
Tài liệu tham khảo

2. AASM Manual for the Scoring of Sleep and Associated Events, Version 2.3 - April 1, 2016

3. Gami AS; Pressman G; Caples SM et al (2004), "Association of atrial fibrillation and obstructive sleep apnea", Circulation. 110(4), tr. 364-7.

4. Abumuamar AM; Dorian P; Newman D et al (2018), "The prevalence of obstructive sleep apnea in patients with atrial fibrillation", Clin Cardiol. 41(5), tr. 601-607.

5. Senaratna C, Perret J, Lodge C, et al. Prevalence of obstructive sleep apnea in the general population: A systematic review. Sleep Medicine Reviews. 2017;34:70-81.

6. Hoang Anh Tien, Mai Tran Phuoc Loc, Tran Viet An. Sleep Apnea Syndrome in Patients with Atrial Fibrillation. Springer Nature Switzerland AG 2022. 2022;8th International Conference on the Development of Biomedical Engineering in Vietnam, IFMBE Proceedings 8.

7. Shapira Daniels A; Mohanty S; Contreras Valdes FM et al (2020), "Prevalence of Undiagnosed Sleep Apnea in Patients With Atrial Fibrillation and its Impact on Therapy", JACC Clin Electrophysiol. 6(12), tr. 1499-1506.

8. Ibdah R, Zaitoun K, Altawalbeh R, et al. Prevalence of Obstructive Sleep Apnea Among Atrial Fibrillation Patients: A Cross-Sectional Study from Jordan. Journal of Multidisciplinary Healthcare. 2024;17:701-10.

9. Szymański F, Platek A, Karpiński G, et al. Obstructive sleep apnoea in patients with atrial fibrillation: prevalence, determinants and clinical characteristics of patients in Polish population. Kardiol Pol 2014;72, 8:716–24.

10. Ben Halima M, Sammoud K, Ben Amar J, et al. Prevalence and predictors of Sleep Apnea in Atrial Fibrillation patients. Tunis Med. 2020;98(12):1031-8.
