ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG PET/CT LẬP KẾ HOẠCH XẠ TRỊ UNG THƯ THỰC QUẢN

Văn Tuấn Mai 1,, Văn Xuân Võ 2, Chính Đại Lê 1, Trung Bách Trần 1,2, Thị Hồng Thắm Nguyễn 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định hạch di căn và thể tích khối u thô trong UTTQ dựa trên CT thường gặp khó khăn do độ tương phản mô kém. Chúng tôi nghiên cứu tính khả thi của sử dụng 18FDGPET/CT trong xác định thể tích khối u thô, từ đó có thể ứng dụng rộng rãi. Phương pháp nghiên cứu: 30 bệnh nhân UTTQ được tiến hành chụp 18FDG PET/CT mô phỏng và CT mô phỏng. GTV CT được xác định trên CT mà không có tham khảo hình ảnh PET, GTVPET được xác định trên 18FDG PET/CT. So sánh sự khác biệt giữa hạch di căn, chiều dài u, và thể tích khối u thô khi thực hiện trên 18FDG PET/CT với CT. Kết quả: 18FDGPET/CT phát hiện được nhiều tổn thương di căn hạch hơn so với CT (88 vs 62 hạch di căn, p: 0.000), 13/30 bệnh nhân có thay đổi giai đoạn hạch sau chụp 18FDG PET/CT. 18FDG PET/CT giảm được 1.8cm (23% chiều dài u) chiều dài khối u ở 18 bệnh nhân. GTVT xác định trên 18FDG PET/CT nhỏ hơn so với xác định trên CT ( p=0.046). Kết luận: 18FDG PET/CT phát hiện được nhiều tổn thương hạch hơn so với CT, giúp xác định chính xác giai đoạn UTTQ, từ đó đưa ra các quyết định điều trị phù hợp với giai đoạn. 18FDG PET/CT giúp giảm chiều khối u và giảm thể tích GTVT so với CT. Do đó 18FDG PET/CT là một lựa chọn để tối ưu hoá thể tích xạ trị trong UTTQ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. van Hagen P., Hulshof M.C.C.M., van Lanschot J.J.B. và cộng sự. (2012). Preoperative chemoradiotherapy for esophageal or junctional cancer. N Engl J Med, 366(22), 2074–2084.
2. Münch S., Marr L., Feuerecker B. và cộng sự. (2020). Impact of 18F-FDG-PET/CT on the identification of regional lymph node metastases and delineation of the primary tumor in esophageal squamous cell carcinoma patients. Strahlenther Onkol, 196(9), 787–794.
3. Shi J., Li J., Li F. và cộng sự. (2021). Comparison of the Gross Target Volumes Based on Diagnostic PET/CT for Primary Esophageal Cancer. Front Oncol, 11, 550100.
4. Garcia B., Goodman K.A., Cambridge L. và cộng sự. (2016). Distribution of FDG-avid nodes in esophageal cancer: implications for radiotherapy target delineation. Radiation Oncology, 11(1), 156.
5. Konski A., Doss M., Milestone B. và cộng sự. (2005). The integration of 18-fluoro-deoxy-glucose positron emission tomography and endoscopic ultrasound in the treatment-planning process for esophageal carcinoma. Int J Radiat Oncol Biol Phys, 61(4), 1123–1128.
6. Toya R., Matsuyama T., Saito T. và cộng sự. (2019). Impact of hybrid FDG-PET/CT on gross tumor volume definition of cervical esophageal cancer: reducing interobserver variation. Journal of Radiation Research, 60(3), 348–352.
7. Vesprini D, Ung Y, Dinniwell R et al (2008) Improving observer variability in target delineation for gastro-oesophageal cancer—the role of 18F-fluoro-2-deoxy-D-glucosepositron emission tomogra- phy/computed tomography. Clin Oncol 20:631–638.