GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG NGẮN HẠN CỦA THANG ĐIỂM ACUTE HF TRÊN BỆNH NHÂN SUY TIM CẤP NHẬP VIỆN

Trương Phi Hùng1,2,, Nguyễn Nhật Tài1, Nguyễn Quang1
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Suy tim cấp hiện vẫn là một trong những nguyên nhân gây nhập viện hàng đầu và tỉ lệ tử vong ngắn hạn và dài hạn sau nhập viện vẫn còn cao. Do đó việc phân tầng nguy cơ trên nhóm bệnh nhân suy tim cấp nhập viện là cần thiết. Thang điểm ACUTE HF với 7 chỉ số giúp phân tầng nguy cơ bệnh nhân suy tim cấp với khả năng tiên lượng tử vong ngắn hạn và dài hạn khá tốt. Tại Việt Nam, hiện tại có ít nghiên cứu về thang điểm ACUTE HF trên những bệnh nhân suy tim cấp nhập viện. Mục tiêu: Nghiên cứu này được tiến hành để đánh giá vai trò của thang điểm ACUTE HF trong khả năng tiên lượng các kết cục ngắn hạn trên bệnh nhân suy tim cấp nhập viện. Đối tượng: Bệnh nhân suy tim cấp nhập viện BV Chợ Rẫy từ tháng 01/2024 đến tháng 06/2024. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, theo dõi dọc. Kết quả: Nghiên cứu tuyển chọn 129 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn, tuổi trung vị của dân số nghiên cứu là 66 (55-76) tuổi, tỉ lệ nữ chiếm ưu thế với 51,9 %. Các nguyên nhân suy tim thường gặp trong nghiên cứu là bệnh mạch vành (70,5%), bệnh van tim (12,4%) và tăng huyết áp (2,3%). Yếu tố thúc đẩy suy tim cấp nhập viện nhiều nhất là nhiễm trùng (50,4%), không tuân thủ điều trị (17,8%) và nhồi máu cơ tim cấp (8,5%). Nhóm bệnh nhân có nguy cơ thấp theo thang điểm ACUTE HF < 1,5 điểm với 83 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 64,3%, nguy cơ trung bình (từ 1,5 đến 3 điểm) với 41 bệnh nhân (31,8%) và nguy cơ cao (>3 điểm) với 5 bệnh nhân (3,9%). Nhóm nguy cơ cao có kết cục cộng gộp sau 30 ngày gồm tái nhập viện, tử vong do mọi ngọi nguyên nhân sau 30 ngày cao hơn có ý nghĩa so với nhóm nguy cơ trung bình, nguy cơ thấp với p < 0,001. Thang điểm ACUTE HF có khả năng tiên đoán tử vong và tái nhập viện sau 30 ngày khá với AUC 0,71 (khoảng tin cậy 95% là 0,61 – 0,81). Kết luận: Thang điểm ACUTE HF có giá trị tiên đoán kết cục ngắn hạn khá trên bệnh nhân suy tim cấp nhập viện với AUC 0,71.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Shahim B, Kapelios CJ, Savarese G, Lund LH. Global Public Health Burden of Heart Failure: An Updated Review. Cardiac failure review. 2023; 9: e11. doi:10.15420/cfr.2023.05
2. Arrigo M, Jessup M, Mullens W, et al. Acute heart failure. Nature reviews Disease primers. Mar 5 2020;6(1):16. doi:10.1038/s41572-020-0151-7
3. Long B, Keim SM, Gottlieb M, Collins SP. What are the Data for Current Prognostic Tools Used to Determine the Risk of Short-Term Adverse Events in Patients with Acute Heart Failure? The Journal of Emergency Medicine. 2023/12/01/ 2023;65(6):e600-e613. doi:https:// doi.org/10.1016/j.jemermed.2023.05.026
4. Pastore MC, Mandoli GE, Campora A, et al. ACUTE HF score predicts in-hospital mortality in patients with acute heart failure. European Heart Journal. 2023;44(Supplement_2):ehad655.1100. doi:10.1093/eurheartj/ehad655.1100
5. Kaneko T, Kagiyama N, Nakamura Y, et al. External validation of the ACUTE HF score for risk stratification in acute heart failure. Int J Cardiol. Jan 1 2023;370:396-401. doi:10.1016/ j.ijcard.2022.10.130
6. Cameli M, Pastore MC, De Carli G, et al. ACUTE HF score, a multiparametric prognostic tool for acute heart failure: A real-life study. International Journal of Cardiology. 2019; 296:103-108. doi:10.1016/j.ijcard.2019.07.015
7. Feng J, Zhang Y, Zhang J. Epidemiology and Burden of Heart Failure in Asia. JACC: Asia. 2024/04/01 2024;4(4):249-264. doi:10.1016/j.jacasi.2024.01.013
8. Bezati S, Velliou M, Ventoulis I, Simitsis P, Parissis J, Polyzogopoulou E. Infection as an under-recognized precipitant of acute heart failure: prognostic and therapeutic implications. Heart failure reviews. Jul 2023;28(4):893-904. doi:10.1007/s10741-023-10303-8