NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA NGƯỜI BỆNH VẢY NẾN MẢNG TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2024

Trần Thị Thu Thảo1,, Phạm Hồng Bửu Sang1, Trần Văn Dương1, Lê Ngọc Thư2, Lê Công Trứ1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Nam Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vảy nến là một bệnh lý mạn tính, tiến triển thất thường và rất hay tái phát, được đặc trưng bởi sự xuất hiện của các sang thương là mảng hồng ban, bề mặt đóng vảy trắng, điều đó làm cho người bệnh cảm thấy tự ti gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý, sinh hoạt và khả năng lao động của người bệnh. Cùng với mong muốn những kết luận thu được sẽ tạo cơ sở cho việc chẩn đoán trên lâm sàng dễ dàng và chính xác hơn. Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh vảy nến mảng mức độ nhẹ, trung bình tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Cần Thơ năm 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca tại bệnh viện Da liễu Thành Phố Cần Thơ, bao gồm 36 bệnh nhân bệnh vảy nến từ 06/2024 đến 1/2025. Kết quả: Nhóm 30-49 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (41,7%), giới tính nam giới chiếm 56%, trình độ học vấn trên cấp 3 chiếm tỉ lệ cao nhất (33,3%), nghề nghiệp của các đối tượng đa dạng trong đó nhóm nông dân chiếm tỉ lệ cao nhất (22,2%), bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc bệnh vảy nến chiếm 25%, nhóm bệnh nhân khởi phát muộn (≥30 tuổi) chiếm tỉ lệ cao (58,3%), ở nhóm bệnh nhân có thời gian bệnh <5 năm chiếm tỉ lệ cao nhất (72,2%), điểm pasi trước điều trị có 67,9% PASI mức độ nhẹ, 32,1% PASI mức độ vừa và giá trị trung bình là 8,0179 ± 2,82515. Kết luận: đa phần bệnh xẩy ra ở nam giới lứa tuổi từ 30-49 tuổi, ở nhóm lao động chân tay là chủ yếu. Đa số bệnh khởi phát sau 30 tuổi và có thời gian xuất hiện bệnh trong 5 năm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Minh Đấu, Huỳnh Văn Bá (2023), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vảy nến mảng tại bệnh viện da liễu thành phố Cần Thơ và viện nghiên cứu da thẩm mỹ quốc tế FOB năm 2022- 2023", Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, (61), tr. 163-168.
2. Nguyễn Trọng Hào (2016), Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân vảy nến và hiện quả điều trị hỗ trợ của Simvastatin trên bệnh vảy nến thông thường, Luận án Tiến sỹ, ĐH Y Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Thảo My (2021), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị tại chỗ bệnh vảy nến mảng bằng E-psora (PHA, JOJOBA OIL, VITAMIN E) trên bệnh nhân điều trị tại bệnh viện da liễu thành phố Cần Thơ và bệnh viện trường đại học Y dược Cần Thơ năm 2019-2021, Trường đại học Y dược Cần Thơ.
4. Huỳnh Thị Xuân Tâm (2020), "Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh vảy nến thông thường có hội chứng chuyển hóa bằng Methotrexate kết hợp Metformin", Luận án tiến sĩ Y học, chuyên ngành da liễu. Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng, 108.
5. Vũ Linh Thành (2017), Phân tích tÌnh hÌnh sử dụng acid salicylic trong điều trị bệnh vẩy nến tại Viện Da Liễu Trung Ương, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội 2017.
6. Phan Huy Thục, Phạm Văn Thức (2011), "Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Bệnh Vảy Nến Điều Trị Tại Khoa Da Liễu, BV Việt-Tiệp Hải Phòng", Y học thực hành, 771 (6), tr. 56-58.
7. Bu Jin, Ding Ruilian, Zhou Liangjia, et al. (2022), "Epidemiology of psoriasis and comorbid diseases: a narrative review", Frontiers in immunology, 13, pp. 880201.
8. Li Xia, Yang Qi, Zheng Jie., et al. (2020), "Efficacy and safety of a topical moisturizer containing linoleic acid and ceramide for mild‐to‐moderate psoriasis vulgaris: A multicenter randomized controlled trial", Dermatologic Therapy, 33 (6), pp. e14263.