TÁC NHÂN VI SINH GÂY VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG KÉM ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG THÁPTÁC NHÂN VI SINH GÂY VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG KÉM ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG THÁP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm phổi cộng đồng kém đáp ứng điều trị (VPCĐKĐUĐT) ở trẻ em là vấn đề cần được quan tâm. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ các tác nhân vi sinh gây VPCĐKĐUĐT ở trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp; tìm hiểu mối liên quan giữa các nhóm tác nhân vi sinh với các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 93 trẻ mắc VPCĐKĐUĐT tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp từ tháng 6/2024 đến 2/2025. Trẻ được thực hiện lấy dịch khí quản qua ngã mũi và làm real-time PCR (polymecrase chain reaction) tìm 70 tác nhân vi sinh. Kết quả: Đa số trẻ có độ tuổi dưới 24 tháng (74,1%), tỷ số nam:nữ xấp xỉ 2:1. Tỷ lệ phát hiện tác nhân vi sinh qua real-time PCR là 81/93 (87,1%); trong đó, đa số có sự hiện diện của vi khuẩn (66,7%). Streptococcus pneumoniae và Haemophilus influenzae là hai tác nhân vi khuẩn gây bệnh hàng đầu với tỷ lệ lần lượt là 46,2% và 20,9%. Trẻ mắc VPCĐKĐUĐT chủ yếu còn các triệu chứng lâm sàng như ran ẩm/nổ (100%), ho (93,8%), thở nhanh (82,7%). Không có sự khác biệt về triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng giữa hai nhóm nhiễm vi khuẩn và virus (p>0,05), ngoại trừ bạch cầu đa nhân trung tính cao ở nhóm nhiễm vi khuẩn (p=0,007). Kết luận: Sự hiện diện của vi khuẩn là một yếu tố quan trọng cần quan tâm trong các nguyên nhân gây VPCĐKĐUĐT ở trẻ em. Tuy nhiên, ngoại trừ bạch cầu đa nhân trung tính cao ở nhóm nhiễm vi khuẩn, không có triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng nào giúp phân biệt tác nhân vi khuẩn – virus gây VPCĐKĐUĐT ở trẻ em.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm phổi cộng đồng, kém đáp ứng, trẻ em, Đồng Tháp
Tài liệu tham khảo

2. Nguyễn Ngọc Văn (2023), “"Đặc điểm lâm sàng viêm phổi do virus ở trẻ em dưới 5 tuổi tại bệnh viện nhi Trung ương”, Tạp chí Nhi khoa, Tập 16(1), pp. 42–47.

3. Bùi Lê Hữu Bích Vân (2016), “Tác nhân gây viêm phổi không đáp ứng với điều trị kháng sinh ban đầu ở trẻ dưới 5 tuổi tại khoa nội tổng quát 2 bệnh viện Nhi Đồng 1”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 20(1), pp. 41–48.

4. Bhuiyan M.U., Blyth C.C., West R. et al. (2019), “Combination of clinical symptoms and blood biomarkers can improve discrimination between bacterial or viral community-acquired pneumonia in children”, BMC pulmonary medicine, 19(1), pp. 71.

5. Marcelo C. Scotta Paulo J.C. Marostica, Renato T. Stien (2019), “Pneumonia in children - Slowli resolving pneumonia”, Kendig’s Disorders of the Respiratory Tract in Children, Philadelphia, PA, pp. 1597–1644.

6. World Health Organization “Pneumonia in children”, , accessed: 03/03/2025.

7. World Health Organization (2013), Pocket book of hospital care for children: guidelines for the management of common childhood illnesses, World Health Organization, Geneva.
