ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA NGƯỜI GIÀ GÃY LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Nguyên Phương1,2,, Đinh Thanh Long1
1 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Gãy liên mấu chuyển xương đùi là một trong những chấn thương phổ biến nhất ở người cao tuổi, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khoẻ của họ. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá đặc điểm lâm sàng của người già gãy liên mấu chuyển xương đùi tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 47 bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xương đùi được điều trị từ tháng 1/2021 đến tháng 8/2022. Thu thập dữ liệu về tuổi, giới, BMI, cơ chế chấn thương, các bệnh lý đi kèm và yếu tố nguy cơ loãng xương. Kết quả: Tuổi trung bình 82,8 ± 10,7 tuổi, 95,7% là người cao tuổi (≥60 tuổi), nhóm đại lão (≥80 tuổi) chiếm 63,8%. Tỷ lệ nữ:nam là 2,6:1, với tuổi trung bình ở nữ (84,7 tuổi) cao hơn nam (77,8 tuổi) có ý nghĩa thống kê (p=0,046). BMI thấp (<19) chiếm 23,4%, chủ yếu ở nữ giới. Đa số (93,6%) bị chấn thương do té ngã năng lượng thấp. Tỷ lệ bệnh đi kèm cao (93,6%), bao gồm tăng huyết áp (72,3%), bệnh thận mạn (36,2%), đái tháo đường type 2 (25,5%). Chỉ 6,4% được tầm soát loãng xương trước chấn thương. Kết luận: Gãy liên mấu chuyển xương đùi thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là nữ giới trên 80 tuổi. Cơ chế chấn thương chủ yếu là té ngã năng lượng thấp. Tỷ lệ bệnh lý đi kèm cao và tỷ lệ tầm soát loãng xương còn thấp. Cần tăng cường công tác tầm soát và dự phòng loãng xương ở người cao tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mills LA, Aitken SA, Simpson A. The risk of non-union per fracture: current myths and revised figures from a population of over 4 million adults. Acta Orthop. 2017;88(4): 434-439. doi:10.1080/ 17453674.2017.1321351
2. Cheung W, Miclau T, Chow S, et al. Fracture healing in osteoporotic bone. Injury. 2016;47(S21-26)
3. Papadimitriou N, Tsilidis KK, Orfanos P, et al. Burden of hip fracture using disability-adjusted life-years: a pooled analysis of prospective cohorts in the CHANCES consortium. Lancet Public Health. 2017;2(5):e239–246.
4. Karl CR, Timothy WB, David SJ, et al. Management of Hip Fractures in the Elderly. J Am Acad Orthop Surg 2015;23:131-137. doi:10. 5435/JAAOS-D-14-00432
5. Wada K, Mikami H, Oba K, et al. Cementless calcar-replacement stem with integrated greater trochanter plate for unstable intertrochanteric fracture in very elderly patients. J Orthop Surg (Hong Kong). Jan 2017;25(1): 2309499016684749. doi:10.1177/ 2309499016684749
6. Shoda E, Kitada S, Sasaki Y, et al. Proposal of new classification of femoral trochanteric fracture by three-dimensional computed tomography and relationship to usual plain X-ray classification. J Orthop Surg (Hong Kong). 2017;25(1): 2309499017692700. doi:10.1177/ 2309499017692700
7. Asomaning K, Bertone-Johnson ER, Nasca PC, et al. The association between body mass index and osteoporosis in patients referred for a bone mineral density examination. J Womens Health (Larchmt). 2006;15:1028–34.Pouresmaeili F, et al. Ther Clin Risk Manag. 2018;14:2029-2049
8. Pouresmaeili F, Kamalidehghan B, Kamarehei M, et al. A comprehensive overview on osteoporosis and its risk factors. Ther Clin Risk Manag. 2018;14:2029-2049. doi:10.2147/TCRM.S138000
9. Hsu CY, Chen LR, Chen KH. Osteoporosis in Patients with Chronic Kidney Diseases: A Systemic Review. Int J Mol Sci. 2020;21(18)doi: 10.3390/ijms21186846
10. Bạch Thị Hoài Dương, Nguyễn Đình Toàn. Nghiên cứu tỷ lệ loãng xương và một số yếu tố liên quan đến loãng xương trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology. 2020;(39):66-71. doi:10. 47122/vjde.2020.39.9