ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA TRẺ BẠI NÃO DƯỚI 18 TUỔI Ở MỘT SỐ CƠ SỞ CHĂM SÓC Y TẾ TẠI HÀ NỘI NĂM 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của trẻ bại não dưới 18 tuổi ở một số cơ sở y tế tại Hà Nội năm 2024. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 57 trẻ bại não dưới 18 tuổi đang được điều trị tại Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An - Ba Vì và Trung tâm Phục hồi chức năng Dung Hòa, Hội gia đình trẻ bại não Việt Nam. Đối tượng được khám theo Phiếu khám bao gồm các thông tin nhân khẩu học và phần khám lâm sàng. Kết quả: Đa phần trẻ mắc bại não thể co cứng, chiếm 82,4% trong đó chủ yếu là liệt tứ chi (66,7%) cao nhất. Khiếm khuyết khả năng nói là khiếm khuyết phổ biến nhất (47,4%), tiếp theo là chậm phát triển trí tuệ (45,6%), nghe và nhìn (31,6% và 21,5%), thấp nhất là khiếm khuyết về rối loạn cảm xúc hành vi (5,3%). Phân loại theo GMFCS, trẻ phần lớn ở mức độ từ trung bình đến nặng (III – V) chiếm 89,5%; phân loại theo EDAC, trẻ phần lớn ở mức độ từ nhẹ đến trung bình (I - III) chiếm 77,18%; phân loại theo CFCS, trẻ phần lớn ở mức IV 26,31%; phân loại theo Mini – MACS/MACS trẻ ở mức II (26,3%) là cao nhất. Có đến 45,6% trẻ suy dinh dưỡng, 5,3% trẻ thừa cân, không có trẻ nào mắc béo phì. Co rút, táo bón và viêm phế quản là những biến chứng có tỉ lệ cao nhất trong các nhóm biến chứng. Kết luận: Trẻ bại não có đặc điểm lâm sàng đa dạng và ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan với nhiều mức độ khác nhau. Do đó trẻ bại não cần được lượng giá một cách cẩn thận để tránh bỏ sót các khiếm khuyết và các biến chứng trên các hệ cơ quan đặc biệt các biến chứng về dinh dưỡng, táo bón, viêm phế quản từ đó lập được kế hoạch phục hồi chức năng phù hợp, toàn diện.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đặc điểm lâm sàng, trẻ em, bại não, Hà Nội
Tài liệu tham khảo

2. Trịnh Bảo Ngọc, Đào Thị Thu Hồng, Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhi bại não từ 6 đến 12 tuổi tại bệnh viện Phục hồi chức năng Hải Dương năm 2021-2022, Luận văn Thạc sĩ (2022), Đại học Y Hà Nội.

3. Cloodt, E., Lindgren, A., Lauge-Pedersen, H. et al. Trình tự phát triển co cứng gập ở chi dưới: phân tích theo chiều dọc của 1.071 trẻ em bị bại não. BMC Musculoskelet Disord 23, 629 (2022). https://doi.org/10.1186/s12891-022-05548-7


4. Colver, A., C. Fairhurst, and P.O. Pharoah, Cerebral palsy. Lancet, 2014. 383(9924): p. 1240-9.

5. Dilip R. Patel, et al, Cerebral palsy in children: a clinical overview, Transl Pediatr 2020;9(Suppl 1) :S125-S135 | http://dx.doi.org/10.21037/tp.2


6. Hedberg‐Graff, Jenny, et al. "Upper‐limb contracture development in children with cerebral palsy: a population‐based study." Developmental Medicine & Child Neurology 61.2 (2019): 204-211.

7. Kana C A N, Deugoue R B, Dongmo F N, Enyama D, Noukeu D, Mah E, Kago D, Mbonda E, Nguefack S. Comorbidities in Children with Cerebral Palsy. Pediatr Oncall J. 2022;19: 79-85. doi: 10.7199/ped.oncall.2022.37


8. Viswanath M, Jha R, Gambhirao AD, et al. Comorbidities in children with cerebral palsy: a single-centre cross-sectional hospital-based study from India. BMJ Open 2023; 13:e072365. doi:10.1136/ bmjopen-2023-072365

