VAI TRÒ CỦA CEA TRONG ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG HÓA TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG GIAI ĐOẠN TÁI PHÁT, DI CĂN

Văn Quân Phan 1,, Thắng Trần 2, Vinh Quang Bùi 3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện K Tân Triều, thành phố Hà Nội
3 Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, thành phố Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá vai trò của carcinoembryonic antigen (CEA) trong việc theo dõi đáp ứng khối u với hóa trị trong điều trị ung thư đại trực tràng (UTĐTT) giai đoạn tái phát, di căn không mổ được tại khoa Nội 4 Bệnh viện K từ tháng 7/2017đến tháng 7/2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứukết hợp với tiến cứu trên 81 bệnh nhân UTĐTT giai đoạn tái phát, di căn không mổ được có tăng CEA >5ng/ml trước điều trị, sử dụng hóa chất phác đồ có Oxaliplatin hoặc Irinotecan làm nền, 6 chu kì hóa trị. Nồng độ CEA huyết tương và chụp cắt lớp vi tính (CLVT) được thực hiện trước điều trị và sau mỗi 03 chu kì hóa trị. Kết quả: Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính, âm tính, độ chính xác chẩn đoán của việc đánh giá đánh ứng bằng CEA đối với bệnh đáp ứng hoàn toàn và một phần lần lượt là 82,0%, 63,1%, 63,1%, 82,0%, 71,3%, đối với bệnh tiến triển lần lượt là 61,1%, 80,4%, 36,7%, 91,8%. Kết luận: Nồng độ CEA huyết thanh có thể cung cấp thông tin hữu ích trong đáp giá bệnh đáp ứng và tiến triển ở bệnh nhân UTĐTT giai đoạn tái phát, di căn không mổ được có tăng CEA trước điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. V. Heinemann, L. F. von Weikersthal, T. Decker và các cộng sự. (2014), "FOLFIRI plus cetuximab versus FOLFIRI plus bevacizumab as first-line treatment for patients with metastatic colorectal cancer (FIRE-3): a randomised, open-label, phase 3 trial", Lancet Oncol, 15(10), tr. 1065-75.
2. G. Kim, E. J. Jung, C. G. Ryu và các cộng sự. (2013), "Usefulness of carcinoembryonic antigen for monitoring tumor progression during palliative chemotherapy in metastatic colorectal cancer", Yonsei Med J, 54(1), tr. 116-22.
3. G. A. Colloca, A. Venturino và D. Guarneri (2019), "Carcinoembryonic antigen reduction after medical treatment in patients with metastatic colorectal cancer: a systematic review and meta-analysis", Int J Colorectal Dis, 34(4), tr. 657-666.
4. Mangu PB Meyerhardt JA, Flynn PJ et al (2013), "Follow-up care, surveillance protocol, and secondary prevention measures for survivor of colonrectal cancer: American Society of Clinical Oncology clinical practice guideline endorsement", J Clin Oncol 31, tr. 4465–4470.
5. B. Shinkins, B. D. Nicholson, J. Primrose và các cộng sự. (2017), "The diagnostic accuracy of a single CEA blood test in detecting colorectal cancer recurrence: Results from the FACS trial", PLoS One, 12(3), tr. e0171810.
6. W. S. Wang, J. K. Lin, T. C. Lin và các cộng sự. (2001), "Carcinoembryonic antigen in monitoring of response to systemic chemotherapy in patients with metastatic colorectal cancer", Int J Colorectal Dis, 16(2), tr. 96-101.