HIỆU QUẢ CỦA ERYTHROMYCIN TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH VẢY PHẤN HỒNG GIBERT

Trần Thị Huyền1,2,, Phạm Thị Hằng 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Da liễu Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đây là một nghiên cứu can thiệp nhằm đánh giá hiệu quả của erythromycin đường uống trong điều trị bệnh vảy phấn hồng Gibert mức độ trung bình và nặng. Nhóm nghiên cứu được uống erythromycin 250mg 4 viên/ ngày, chia 2 lần, cùng các thuốc khác trong 2 tuần; nhóm chứng không dùng erythromycin đường uống. Sau 4 tuần điều trị, hiệu số điểm mức độ ngứa PNRS (Pruritus Numeric Rating Sacle) của nhóm erythromycin là 1,7±1,3; của nhóm chứng là 1,6±1,4 (p=0,85); hiệu số điểm mức độ bệnh PRSS (Pityriasis Rosea Severity Score) của nhóm erythromycin là 13,7±6,4; của nhóm chứng là 10,1±6,4 (p=0,03). Tỷ lệ khỏi của nhóm erythromycin là 33,3%, cao hơn so với nhóm chứng (20%) nhưng p>0,05. Ở nhóm erythromycin, có 2 trường hợp gặp tác dụng không mong muốn, trong đó 1 trường hợp (3,3%) biểu hiện ở đường tiêu hóa (buồn nôn, đau thượng vị), 1 trường hợp khác (3,3%) biểu hiện trên da (phát ban tạm thời). Erythromycin có thể là một lựa chọn phù hợp trong điều trị vảy phấn hồng mức độ trung bình và nặng. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Watanabe T, Kawamura T, Jacob SE, et al. Pityriasis rosea is associated with systemic active infection with both human herpesvirus-7 and human herpesvirus-6. J Invest Dermatol. 2002; 119(4): 793-797. doi:10.1046/j.1523-1747.2002. 00200.x
2. Broccolo F, Drago F, Careddu AM, et al. Additional Evidence that Pityriasis Rosea Is Associated with Reactivation of Human Herpesvirus-6 and -7. J Invest Dermatol. 2005;124(6): 1234-1240. doi:10.1111/j.0022-202X.2005.23719.x
3. Sharma PK, Yadav TP, Gautam RK, Taneja N, Satyanarayana L. Erythromycin in pityriasis rosea: A double-blind, placebo-controlled clinical trial. J Am Acad Dermatol. 2000;42(2):241-244. doi:10.1016/S0190-9622(00)90132-4
4. Aoki Y, Kao PN. Erythromycin Inhibits Transcriptional Activation of NF-κB, but not NFAT, through Calcineurin-Independent Signaling in T Cells. Antimicrob Agents Chemother. 1999; 43(11):2678-2684. doi:10.1128/AAC.43.11.2678
5. Chuh A. Diagnostic criteria for pityriasis rosea: a prospective case control study for assessment of validity. J Eur Acad Dermatol Venereol. 2003; 17(1): 101-103. doi: 10.1046/j.1468-3083.2003. 00519_4.x
6. Leenutaphong V, Jiamton S. UVB phototherapy for pityriasis rosea: a bilateral comparison study. J Am Acad Dermatol. 1995;33(6): 996-999. doi:10.1016/0190-9622(95) 90293-7
7. Ali S. Salloom, Mohammed J.E. Ahmed, Nameer K. Al-Sudany. Treatment of pityriasis rosea with erythromycin and prednisolone: A comparative study. Journal of Natural Science, Biology and Medicine. 2022; 13(2):102-109.
8. Ehsani A, Esmaily N, Noormohammadpour P, et al. The comparison between the efficacy of high dose acyclovir and erythromycin on the period and signs of pitiriasis rosea. Indian J Dermatol. 2010;55(3):246. doi:10.4103/0019-5154.70672