KHẢO SÁT TỶ LỆ STRESS, LO ÂU VÀ TRẦM CẢM CỦA NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT TẠI KHOA NGOẠI TIẾT NIỆU BỆNH VIỆN XANH PÔN NĂM 2024

Nguyễn Minh An1,, Sỹ Thị Thanh Huyền2
1 Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội
2 Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Khảo tỷ lệ Stress, lo âu và trầm cảm của người bệnh trước phẫu thuật tại khoa Ngoại Tiết niệu bệnh viện Xanh Pôn năm 2024. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 250 bệnh nhân được phẫu thuật tại khoa ngoại Tiết niệu – Bệnh viện đa khoa Xanh pôn. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 52,22 ± 13,27 tuổi, trong đó độ tuổi dưới 60 chiếm tỷ lệ 66,8%; Số người bệnh nam là 179/250, nữ là 71/250; Hoạt động tư vấn giáo dục sức khoẻ cho người bệnh khi vào viện và trước phẫu thuật đầy đủ chiếm tỷ lệ 99.2%, có 0,8% người bệnh được tư vấn nhưng chưa đầy đủ. Người bệnh có tỷ lệ stress trước phẫu thuật chiếm 0,4%; lo âu chiếm 20,8%; trầm cảm trước phẫu thuật chiếm 0,8%. Người bệnh có lo âu mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất 11,2%, lo âu vừa chiếm 7,6%, lo âu nặng chiếm 1,2% và rất nặng chiếm 0.8%. Người bệnh lo âu nhất với vấn đề đau sau phẫu thuật chiếm 90%, tiếp theo là các tai biến trong phẫu thuật chiếm 78%, môi trường bệnh viện không thoải mái chiếm 73,2%, không đủ khả năng chi trả viện phí chiếm 66% và không nhận được sự quan tâm tứ nhân viên y tế chiếm 5,2%. Kết luận: Kết quả nghiên cứu 250 bệnh nhân cho thấy, sau khi được tư vấn đầy đủ trước phẫu thuật, tỷ lệ bệnh nhân còn stress trước phẫu thuật là 0,4%; lo âu chiếm 20,8%; trầm cảm trước phẫu thuật chiếm 0,8%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hồng Thiệp, Lê Huy Hòa, Trần Ngọc Tuấn, cộng sự (2022). “Mức độ lo âu của người bệnh trước phẫu thuật ung thư đại thực tràng và các yêu tố liên quan”, Tạp chí Y dược học Cần Thơ.45:8-13.
2. Thái Hoàng Đế và cộng sự (2011). “Đánh giá tâm lý người bệnh trước và sau phẫu thuật tại khoa ngoại Bệnh viện đa khoa huyện An Phú”. Kỷ yếu Hội nghị khoa học bệnh viện An Giang. 10/2011:187- 93.
3. Nguyễn Thị Phương (2023). “Khảo sát mức độ lo âu của người bệnh trước phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa Hà đông năm 2023”. Tạp chí y học thực hàn. 3:54-65.
4. Trần Anh Vũ, Nguyễn Thị Sơn (2019). “Ảnh hưởng của lo âu trước mổ đến sự hồi phục của bệnh nhân sau phẫu thuật ổ bụng tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên”, Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Thái Nguyên. 1(194):115-20.
5. Nguyễn Thị Thu Thư và cộng sự (2020).” Khảo sát mức độ lo âu và một số yếu tố liên quan của người bệnh trước phẫu thuật dạ dày tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2020”.
6. Phạm Quan Minh và cộng sự (2020). “Khảo sát tình trạng lo âu, Stress trước phẫu thuật ở bệnh nhân mổ phiên tại khoa Chấn thương chỉnh hình và y học Thể Thao bệnh viện Đại học Y Hà Nội”. Tạp chí nghiên cứu y học số 10:85-91.
7. Villar R., Fernández S., Cereijo C., al. E (2017). “Quality of life and anxiety in women with breast cancer before and after treatment”. Revista Latino-Americana de Enfermagem. 25:e2958.
8. Seifu Nigussie, Tefera Belachew, Wadu Wolancho (2014). “Predictors of preoperative anxiety among surgical patients in Jimma University Specialized Teaching Hospital”, South Western Ethiopia. BMC Surg,.14(67):1471-2482.