SO SÁNH SUVMAX CỦA KHỐI U NGUYÊN PHÁT VỚI TỔN THƯƠNG DI CĂN TRÊN PET/CT Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ

Huỳnh Quang Huy1,
1 Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Tp Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh SUVmax khối u nguyên phát với SUVmax khối di căn phổi, hạch trung thất và di căn xa trên PET/CT ở bệnh nhân UTP KTBN. Đối tượng, phương pháp: là những bệnh nhân UTP KTBN chẩn đoán bằng kết quả giải phẫu bệnh, được chụp PET/CT tại khoa Ung bướu và Y học hạt nhân - Bệnh viện Bạch Mai. Thời gian nghiên cứu: 11/2015-10/2018. Kỹ thuật chụp với thuốc phóng xạ F-18 FDG. Liều dùng 0,15-0,20 mCi/Kg cân nặng (7-12mCi), tiêm tĩnh mạch. Đánh giá kết quả: xác định và so sánh SUVmax khối u nguyên phát, khối di căn phổi, hạch trung thất, di căn xa. Kết quả: Giá trị SUVmax khối u nguyên phát 10,41±3,82 và không khác biệt với khối u tại các vị trí phổi khác nhau (p>0,05). SUVmax cao nhất ở tổn thương di căn gan và hạch ổ bụng, tương ứng 7,53±4,63 và 7,50±3,15; thấp nhất ở tổn thương di căn phổi và hạch rốn phổi, tương ứng 4,41±2,81 và 5,57±2,46. SUVmax khối u nguyên phát lớn hơn có ý nghĩa so với SUVmax các khối di căn vùng (hạch trung thất, hạch rốn phổi và tổn thương di căn phổi) (p<0,01). SUVmax khối u nguyên phát thứ 2 lớn hơn có ý nghĩa so với tổn thương di căn phổi (8,17±2,65 so với 4,41±2,81; p<0,01). SUVmax khối u nguyên phát lớn hơn có ý nghĩa so với SUVmax các tổn thương di căn xa (gan, xương, tuyến thượng thận) (p<0,01). Kết luận: PET/CT là kỹ thuật hình ảnh rất tốt để chẩn đoán khối u nguyên phát và phân biệt với các tổn thương di căn, giúp xác định giai đoạn bệnh trong ung thư phổi không tế bào nhỏ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sorensen M, Pijls-Johannesma M, Felip E, et al. (2010). Small-cell lung cancer: ESMO Clinical Practice Guidelines for diagnosis, treatment and follow-up. Ann Oncol, 21 Suppl 5: v120-5.
2. American Cancer Society (2006). Cancer Facts and Figures. www.cancer.org.
3. Dijkman BG, Schuurbiers OC, Vriens D, et al. (2010). The role of (18)F-FDG PET in the differentiation between lung metastases and synchronous second primary lung tumours. Eur J Nucl Med Mol Imaging, 37(11): 2037-47.
4. Huber RT, A (2012). Update on small cell lung cancer management. Breathe, 8(4): 315-330.
5. Inal A, Kucukoner M, Kaplan MA, et al. (2013). Is (18)F-FDG-PET/CT prognostic factor for survival in patients with small cell lung cancer? Single center experience. Rev Port Pneumol, 19(6): 260-5.
6. Šobić-Šaranović D (2012). Role of integrated F-18 fluoro-deoxy-glucose positron emission tomography and computed tomography in evaluation of lung cancer. Arch Oncol, 20(3-4): 107-111.
7. Park SB, Choi JY, Moon SH, et al. (2014). Prognostic value of volumetric metabolic parameters measured by [18F] fluorodeoxyglucose-positron emission tomography/computed tomography in patients with small cell lung cancer. Cancer Imaging, 14: 2.
8. Oh JR, Seo JH, Chong A, et al. (2012). Whole-body metabolic tumour volume of 18F-FDG PET/CT improves the prediction of prognosis in small cell lung cancer. Eur J Nucl Med Mol Imaging, 39(6): 925-35.
9. Nieder C, Grosu AL, Marienhagen K, et al. (2012). Non-small cell lung cancer histological subtype has prognostic impact in patients with brain metastases. Med Oncol, 29(4): 2664-8.