MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI HỘI CHỨNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG TRÊN NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CAO TUỔI CÓ YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH RẤT CAO TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Ngọc Tâm1,2,, Nguyễn Trung Anh1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Lão khoa TW

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố liên quan với hội chứng dễ bị tổn thương (HCDBTT) trên người bệnh đái tháo đường typ 2 cao tuổi có yếu tố nguy cơ tim mạch rất cao. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 289 người bệnh đái tháo đường ≥60 tuổi có yếu tố nguy cơ tim mạch rất cao đến khám và điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương. Hội chứng dễ bị tổn thương được chẩn đoán bằng thang điểm EFS. Một số yếu tố liên quan được đánh giá bao gồm đặc điểm nhân trắc, các đặc điểm liên quan bệnh đái tháo đường, yếu tố nguy cơ tim mạch và đặc điểm lão khoa. Kết quả: Tổng số 289 người bệnh đái tháo đường typ 2 cao tuổi có yếu tố nguy cơ tim mạch rất cao tham gia vào nghiên cứu. Tỷ lệ HCDBTT là 32%. Qua kết quả phân tích hồi quy đa biến, HbA1c ≥ 7,5% (OR 3,0, 95%CI 1,1 – 8,0), đa bệnh lý (OR 1,5, 95%CI: 1,1 – 2,2), tình trạng suy giảm hoạt động chức năng hàng ngày (ADL OR 3,3, 95%CI 1,5 – 7,1; IADL OR 3,3, 95%CI 1,5 – 7,9) và suy giảm chức năng nhận thức (OR 5,4, 95%CI 2,4 – 11,9) là những yếu tố độc lập dự đoán nguy cơ mắc hội chứng dễ bị tổn thương trên nhóm đối tượng nghiên cứu. Kết luận: Nên sàng lọc HCBDTT cho người bệnh ĐTĐ cao tuổi có nguy cơ tim mạch rất cao, nhất là ở đối tượng có tình trạng kiểm soát đường huyết kém, có một số hội chứng lão khoa như đa bệnh lý, suy giảm chức năng hoạt động hàng ngày và chức năng nhận thức.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. National diabetes statics report: estimates of diabetes and ít burden in the United State, 2014.
2. Marta Wleklik. Frailty Syndrome in Older Adults with Cardiovascular Diseases–What Do We Know and What Requires Further Research? https: //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8872246
3. Krentz AJ, Viljoen A, Sinclair AJ. Insulin resistance: a risk marker for disease and disability in the older person. Diabet Med https://pubmed. ncbi.nlm.nih.gov/23173973/
4. Matheus AS, Tannus LR, Cobas RA, Palma CC, Negrato CA, Gomes MB. Impact of diabetes on cardiovascular díeases: an update. Int Hypertent. 2013.
5. Assessment tools to evaluate Activities of Daily Living (ADL) and Instrumental Activities of Daily Living (IADL) in older adults: A systematic review. https://www. ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7320974/
6. Concept: Charlson Comorbidity Index. http://mchpappserv.cpe.umanitoba.ca/viewConcept.php?printer=Y&conceptID=1098
7. Crum RM, Anthony JC, Bassett SS, Folstein MF. Population-Based Norms for the Mini- Mental State Examination by Age and Educational Level. JAMA. 1993;269(18):2386-2391. doi:10. 1001/jama.1993.0350018 0078038 %J JAMA
8. Nguyễn Xuân Thanh. Hội chứng dễ bị tổn thương và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi điều trị tại BV Lão khoa TW. Luận văn thạc sĩ y học (2015) – Đại học Y Hà Nội
9. Vũ Thu Thủy, Nguyễn Xuân Thanh, Vũ Thị Thanh Huyền. Hội chứng dễ bị tổn thương và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi mắc đái tháo đường tại bệnh viện 19-8. Tạp chí Nội tiết và đái tháo đường số 66 năm 2023.
10. Daiki Watanabe, Tsukasa Yoshida, Yayu Watanabe. Frailty modifies the association of body mass index with mortality among older adults: Kyoto-Kameoka study https://www .sciencedirect.com/science/article/pii/S0261561424000025