MỐI LIÊN QUAN GIỮA KẾT QUẢ NỘI SOI TIẾP XÚC TĂNG CƯỜNG VÀ KẾT QUẢ MÔ BỆNH HỌC TỔN THƯƠNG TIỀN UNG THƯ VÀ UNG THƯ THANH QUẢN

Ngô Duy Thịnh1,, Nguyễn Quang Trung1,2, Phạm Thị Thùy Linh2, Lê Chung Dũng1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đối chiếu kết quả nội soi tiếp xúc tăng cường hình ảnh với kết quả mô bệnh học trên tổn thương tiền ung thư và ung thư thanh quản. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang hình ảnh nội soi tiếp xúc tăng cường được chia thành 4 type theo phân độ của Puxeddu. Bệnh nhân chẩn đoán khối u thanh quản được tiến hành thực hiện nội soi tiếp xúc tăng cường(ECE) dưới gây mê nội khí quản, lấy bệnh phẩm khối u làm giải phẫu bệnh, qua đó đối chiếu đặc điểm hình ảnh nội soi với kết quả mô bệnh học. Kết quả nghiên cứu: 91 tổn thương ở 86 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu từ 01/08/2023 đến ngày 30/09/2024, trong đó có 49 tổn thương loạn sản nặng/ ung thư chiếm 53,8%, 8 tổn thương loạn sản nhẹ - vừa chiếm 8,8%, 22 tổn thương tăng sản chiếm 24,2%. Trong nhóm tổn thương loạn sản nặng/ ung thư có 42 tổn thương độ IV trên hình ảnh nội soi tiếp xúc tăng cường chiếm 85,7%, 6 tổn thương độ III chiếm 12,2%. Giá trị độ chính xác, độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị chẩn đoán dương tính, giá trị chẩn đoán âm tính của hình ảnh nội soi tiếp xúc tăng cường độ IV với chẩn đoán ung thư/loạn sản nặng lần lượt là 90.1 %, 85.7%, 95.2%, 95.5%, 85.1%. Kết luận: Nội soi tiếp xúc tăng cường là công cụ có giá trị cao trong chẩn đoán sớm tiền ung thư – ung thư thanh quản.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bray F, Ferlay J, Soerjomataram I, Siegel RL, Torre LA, Jemal A. Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin. 2018;68(6):394-424.
2. Roberto Puxeddu và cộng sự, "Enhanced Contact Endoscopy in the Head and Neck Surgery, EndoPress, First Edition, 2018.
3. Puxeddu R, Sionis S, Gerosa C, Carta F. Enhanced contact endoscopy for the detection of neoangiogenesis in tumors of the larynx and hypopharynx. The Laryngoscope. 2015;125(7): 1600-1606
4. Chen M, Li C, Yang Y, Cheng L, Wu H. A morphological classification for vocal fold leukoplakia. Braz J Otorhinolaryngol. 2019; 85(5):588-596
5. Rzepakowska A, Żurek M, Niemczyk K. Review of recent treatment trends of laryngeal cancer in Poland: a population-based study. BMJ Open. 2021;11(4):e045308
6. Hosri J, Aoun J, Yammine Y, Ghadieh J, Hamdan A. The sensitivity of laryngeal findings in predicting high‐grade dysplasia in patients with vocal fold leukoplakia undergoing office‐based biopsies: A retrospective analysis of 100 cases. Laryngoscope Investig Otolaryngol. 2024;9(1): e1209
7. Esmaeili N, Davaris N, Boese A, et al. Contact Endoscopy – Narrow Band Imaging (CE-NBI) data set for laryngeal lesion assessment. Sci Data.2023;10:733.