MỘT SỐ BỆNH ĐỒNG MẮC VÀ HỘI CHỨNG LÃO KHOA Ở NGƯỜI BỆNH PARKINSON CAO TUỔI

Trần Viết Lực1,2,, Nguyễn Ngọc Tâm1,2, Nguyễn Thị Thu Hương1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá một số bệnh đồng mắc và các hội chứng lão khoa thường gặp ở người bệnh Parkinson cao tuổi. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 190 người bệnh Parkinson ³ 60 tuổi khám và điều trị tại bệnh viện Lão khoa Trung ương. Bệnh đồng mắc được đánh giá dựa trên hồ sơ bệnh án. Một số hội chứng lão khoa được đánh giá: sử dụng nhiều thuốc, tình trạng dinh dưỡng, chức năng nhận thức, trầm cảm, nguy cơ ngã, rối loạn giấc ngủ, hoạt động chức năng hàng ngày. Kết quả: Bệnh đồng mắc thường gặp nhất là tăng huyết áp (40,5%), thoái hóa khớp (21,6%), đái tháo đường (12,6%), bệnh tim mạch mạn tính (12,6%), loãng xương (7,4%). Số bệnh đi kèm trung bình là 1,9 ± 1,5 (bệnh). 87,4% người bệnh có rối loạn giấc ngủ và 74,2% người tham gia có sử dụng nhiều thuốc. Tỉ lệ suy dinh dưỡng và nguy cơ suy dinh dưỡng lần lượt là 7,4% và 41,1%. Tỷ lệ bệnh nhân suy giảm nhận thức là 32,1%. Dấu hiệu trầm cảm nhẹ xuất hiện ở 47,9%, trong khi trầm cảm từ trung bình đến nặng được phát hiện ở 16,3%. Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ ngã cao là 78,9%. Tỉ lệ suy giảm ADL và IADL lần lượt là 51,1% và 61,1%. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ cao của các bệnh đồng mắc như tăng huyết áp, thoái hóa khớp và các hội chứng lão khoa như rối loạn giấc ngủ, nguy cơ ngã cao, sử dụng nhiều thuốc, trầm cảm, suy giảm hoạt động chức năng hàng ngày.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tysnes OB, Storstein A. Epidemiology of Parkinson's disease. J Neural Transm (Vienna). 2017;124(8):901-905. doi:10.1007/s00702-017-1686-y
2. Soh SE, McGinley JL, Watts JJ, et al. Determinants of health-related quality of life in people with Parkinson’s disease: a path analysis. Qual Life Res. 2013;22(7):1543-1553. doi:10.1007/s11136-012-0289-1
3. Lee NY, Lee DK, Song HS. Effect of virtual reality dance exercise on the balance, activities of daily living, and depressive disorder status of Parkinson’s disease patients. J Phys Ther Sci. 2015;27(1):145-147. doi:10.1589/jpts.27.145
4. Tolosa E, Ebersbach G, Ferreira JJ, et al. The Parkinson’s Real-World Impact Assessment (PRISM) Study: A European Survey of the Burden of Parkinson’s Disease in Patients and their Carers. J Parkinsons Dis. 2021;11(3):1309-1323. doi:10.3233/JPD-212611
5. Kollár B, Blaho A, Valovičová K, et al. Impairment of endothelial function in Parkinson’s disease. BMC Res Notes. 2022;15(1):284. doi:10.1186/s13104-022-06176-z
6. Abraham A, Bay AA, Ni L, et al. Gender differences in motor and non-motor symptoms in individuals with mild-moderate Parkinson's disease. PLoS One. 2023;18(1):e0272952. Published 2023 Jan 11. doi:10.1371/ journal. pone.0272952
7. Frahm N, Hecker M, Zettl UK. Polypharmacy in Chronic Neurological Diseases: Multiple Sclerosis, Dementia and Parkinson's Disease. Curr Pharm Des. 2021;27(38):4008-4016. doi:10.2174/ 1381612827666210728102832
8. Zadikoff C, Fox SH, Tang-Wai DF, et al. A comparison of the mini mental state exam to the Montreal cognitive assessment in identifying cognitive deficits in Parkinson’s disease. Mov Disord. 2008;23(2):297-299. doi:10.1002/mds. 21837
9. Gruber MT, Witte OW, Grosskreutz J, Prell T. Association between malnutrition, clinical parameters and health-related quality of life in elderly hospitalized patients with Parkinson’s disease: A cross-sectional study. PLoS One. 2020;15(5):e0232764. doi:10.1371/journal.pone.0232764
10. Gomes da Costa LV, Trippo KV, Duarte GP, Cruz AO, Filho JO, Ferraz DD. Depressive symptoms in elderly patients with Parkinson’s disease: frequency and associated factors. International Journal of Therapy and Rehabilitation. 2021;28(9):1-9. doi:10.12968/ijtr. 2019.0138