TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ KHÁNG SINH CỦA BỘ Y TẾ Ở CÁC CƠ SỞ Y TẾ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Thị Hải Yến Nguyễn 1,, Phương Thảo Huỳnh 2, Đặng Tú Nguyên Lê 1, Hoàng Hải Triều Bạch 1, Đình Trung Trần 3, Ngọc Danh Lê 4, Văn Đạt Trương 1, Văn Vĩnh Châu Nguyễn 4
1 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
3 Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng
4 Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tình hình triển khai chương trình QLKS tại các cơ sở y tế trên địa bàn TPHCM năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang khảo sát các cơ sở y tế trên địa bàn TPHCM về việc triển khai chương trình quản lý sử dụng kháng sinh. Kết quả: Tình hình triển khai hoạt động quản lý sử dụng kháng sinh tại 57 cơ sở y tế trên địa bàn TPHCM đạt mức trên trình bình với điểm tổng thể là 63/100. Có 48/57 cơ sở đã thực hiện triển khai, trong đó 47/48 cơ sở triển khai theo Quyết định số 772/QĐ-BYT. Chuyên gia về dịch tễ và công nghệ thông tin còn thiếu. Hoạt động về báo cáo tình hình kháng thuốc, cảnh báo trùng thuốc, theo dõi tỷ lệ nhiễm C.difficile chưa được triển khai thường xuyên. Chỉ có 1 trên 7 tiêu chí được trên 70% cơ sở thực hiện, ba tiêu chí về tỷ lệ chuyển kháng sinh tiêm sang uống (30%), DOT (40%) và DDD (49%) được nhìn nhận là khó thực hiện. Đa số việc phân tích các tiêu chí mới ở mức độ thủ công. Kết luận: Cơ sở y tế cần phát huy cơ chế tự chủ để huy động nguồn ngân sách cho hoạt động quản lý kháng sinh và thu hút chuyên gia. Ngoài ra, cơ quan quản lý cần đưa ra các hướng dẫn cụ thể hơn về các tiêu chí đánh giá và đồng thời cần nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin để tự động hóa việc phân tích các tiêu chí.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. N. Van Kinh, “Situation Analysis: Antibiotic Use and Resistance in Vietnam.”
2. T.-H.-Y. Nguyen et al., “Implementation status of antimicrobial stewardship programs in hospitals: A quantitative analysis study in Ho Chi Minh city, Vietnam,” Medpharmres, vol. 4, no. 2, pp. 34–39, 2020, doi: https://doi.org/ 10.32895/ UMP.MPR.4.2.5.
3. Chính phủ, “Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập,” 2015.
4. Chính phủ, Nghị định số 85/2015/NĐ-CP về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập. 2012.
5. M. Mushtaque, F. Khalid, A. A. Ishaqui, R. Masood, M. B. Maqsood, and I. N. Muhammad, “Hospital Antibiotic Stewardship Programs - Qualitative analysis of numerous hospitals in a developing country,” Infect. Prev. Pract., vol. 1, no. 3, p. 100025, 2019, doi: https://doi.org/10.1016/j.infpip.2019.100025.