NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CHUYỂN DẠ GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT CỤC THAI KỲ Ở SẢN PHỤ THAI ĐỦ THÁNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Hồ Thị Thu Hằng1,2,, Lê Thị Tường Vy3, Ngũ Quốc Vĩ2
1 Sở Y tế Vĩnh Long
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Phụ Sản Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm chuyển dạ pha hoạt động, tìm hiểu một số yếu tố liên quan và kết cục thai kỳ ở sản phụ thai đủ tháng tại bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2023- 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 196 sản phụ thai đủ tháng chuyển dạ pha hoạt động nhập khoa Sanh bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ từ tháng 3/2023 đến tháng 4/2024. Kết quả: Tuổi mẹ trung bình 28,53 ± 5,17 tuổi. Chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình 21,1 ± 2,7kg/m2. Tình trạng ối còn 60,7%, ối vỡ 39,3%. Thời gian trung bình để cổ tử cung mở 1cm ở sản phụ sinh thường là 32,91 ± 23,65, và ở sản phụ sinh mổ 116,10 ± 94,83 phút/cm. Độ lọt ngôi thai: Chưa lọt 21,9% và độ lọt 0→+2 là 78,1%. Phù nề cổ tử cung 32,1%, không phù nề 67,9%. Kiểu thế trước 83,2%, kiểu thế sau-ngang 16,8%. Thời gian trung bình cổ tử cung mở từ 3- 5cm 180,21± 134,66 phút, 5- 10cm là 166,60 ± 117,35 phút. Kết cục thai kỳ có 74,0% sinh thường và 26,0% sinh mổ. Mổ lấy thai tại thời điểm cổ tử cung mở 4cm chiếm 7,8%. Biến chứng sau sinh: Băng huyết 1,0%, tổn thương đường sinh dục 0,5%, nhiễm trùng 0,5%. Cân nặng trẻ trung bình 3.116,94 ± 351,15g. Chuyển trẻ khoa Sơ sinh 5,1% do các nguyên nhân suy hô hấp 3,1% nhiễm trùng 1% và chấn thương 1%. Kết luận: Thời gian trung bình cổ tử cung mở từ 3- 5cm 180,21 phút, dài hơn thời gian cổ tử cung mở 5- 10cm với 166,60 phút. Mổ lấy thai tại thời điểm cổ tử cung mở 4cm chỉ chiếm 7,8%. Các yếu tố liên quan đến kết cục thai kỳ: Số lần sinh, ối còn, ối vỡ, phù nề cổ tử cung, kiểu thế.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Edson Luciano Rudey, et al. Cesarean section rates in Brazil Trend analysis using the Robson classification 2020 April; system. Medicine (Baltimore). 2020. 99(17), pp.1-7.
2. The American College of Obstetricians and Gynecologists. ACOG Practice bulletin No. 115: Vaginal birth after cesarean delivery. Archives of medical research. 2020. 116(2), p. 450-463.
3. WHO. WHO recommendations: Intrapartum care for a positive childbirth experience. 2018.
4. Louise Lundborg, et al. First stage progression in women with spontaneous onset of labor: A large population-based cohort study. Indian journal of endocrinology metabolism. 2020. 15(9), p. e0239724
5. Lê Thị Thuỳ Dung. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan của mổ lấy thai nhóm III theo phân loại của Robson tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ. Luận văn chuyên khoa cấp II, ĐHYD Cần Thơ. 2021. Tr: 48-62.
6. Nguyễn Thị Huyền Trang. Đặc điểm chuyển dạ của các trường hợp mổ lấy thai vì chuyển dạ đình trệ tại bệnh viện Quân Y 175. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2021. 25.
7. Oladapo OT, et al. Progression of the first stage of spontaneous labour: A prospective cohort study in two sub-Saharan African countries. PLoS medicine. 2018. 15(1), p. e1002492
8. Nguyễn Quốc Tuấn (2023). Nghiên cứu tình hình, một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai và kết cục thai kỳ ở sản phụ con so đủ tháng tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2022-2023. Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường ĐHYD Cần Thơ. Tr 43-53.