ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MÔ BỆNH HỌC, HOÁ MÔ MIỄN DỊCH BỆNH BẠCH BIẾN ỔN ĐỊNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và hóa mô miễn dịch bệnh bạch biến ổn định tại bệnh viện Da liễu Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu 65 bệnh nhân bạch biến ổn định (trong đó có 5 trường hợp được làm mô bệnh học, hoá mô miễn dịch) từ tháng 12/2020 đến tháng 12/2023. Kết quả: Bạch biến thể đoạn chiếm 83.08%, vị trí chủ yếu ở vùng mặt, 92.31%. Thời gian ổn định bệnh 6.61 ± 6.66 năm. 100% bệnh nhân có thương tổn màu trắng đục, bờ tổn thương rõ, không có bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu 3 màu, rắc hoa giấy hay Kobner. Trong 5 bệnh nhân được làm mô bệnh học, chỉ có 1 bệnh nhân xuất hiện hình ảnh đại thực bào ăn sắc tố. Hoá mô miễn dịch chỉ có 1 bệnh nhân dương tính với HMB-45 (3 tế bào/vi trường độ phóng đại 40), còn lại đều âm tính ở các vi trường thấp hơn. Số lượng tế bào dương tính với S-100 trung bình là 17.6 ± 4.62 tế bào. Kết luận: Có mối liên quan mật thiết giữa triệu chứng lâm sàng và mô bệnh học bệnh bạch biến ổn định. Chưa có sự tương đồng giữa nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả khác trên thế giới khi sử dụng mô miễn dịch HMB-45 và S-100 để đánh giá mức độ hoạt động của bạch biến.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh bạch biến ổn định, bệnh viện Da liễu Trung ương, HMB-45, S-100, ghép tế bào thượng bì tự thân không qua nuôi cấy
Tài liệu tham khảo

2. Dev A, Vinay K, Kumaran MS, et al. Electrofulguration‐assisted dermabrasion is comparable to manual dermabrasion in patients undergoing autologous non‐cultured epidermal cell suspension for treatment of stable vitiligo: A randomized controlled trial. J of Cosmetic Dermatology. 2022;21(4):1574-1581.

3. Thakur V, Kumar S, Kumaran MS et al. Efficacy of Transplantation of Combination of Noncultured Dermal and Epidermal Cell Suspension vs Epidermal Cell Suspension Alone in Vitiligo: A Randomized Clinical Trial. JAMA Dermatol. 2019;155(2):204-210.

4. Taneja N, Sreenivas V, Sahni K et al. Disease Stability in Segmental and Non-Segmental Vitiligo. Indian Dermatol Online J. 2022;13(1):60-63.

5. Rao A, Gupta S, Dinda AK, et al. Study of clinical, biochemical and immunological factors determining stability of disease in patients with generalized vitiligo undergoing melanocyte transplantation. Br J Dermatol. 2012;166(6):1230-1236.

6. Yadav AK, Singh P, Khunger N. Clinicopathologic Analysis of Stable and Unstable Vitiligo: A Study of 66 Cases. Am J Dermatopathol. 2016;38(8):608-613.

7. Kaur G, Punia R, Kundu R et al. Evaluation of active and stable stages of vitiligo using S-100 and human melanoma black-45 immunostains. Indian J Dermatopathol Diagn Dermatol. 2020;7(1):2.

8. Hoai Thu Thi Le. Hiệu quả điều trị bạch biến thể khu trú bằng bôi tacrolimus và chiếu UVB dải hẹp. Luận văn bác sĩ nội trú (2018).
